Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

Giới thiệu chung

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Trường ĐHGD phấn đấu trở thành một đơn vị đào tạo theo định hướng nghiên cứu, nhằm hội nhập quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo đồng thời cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho đến nay, Trường đã tổ chức được hơn 75 hội thảo khoa học quốc tế, đã và đang triển khai khoảng hơn 100 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Kết quả nghiên cứu của hầu hết các đề tài đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn hoạt động của đơn vị, nhiều công trình nghiên cứu của cán bộ đã được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục hệ thống ISI/Scopus và một số báo cáo tiêu biểu được báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế. Một số nhóm nghiên cứu mạnh được hình thành và khẳng định các hướng nghiên cứu trong khoa học giáo dục như, Đo lường đánh giá trong giáo dục, Tâm lý học lâm sàng; Khoa học dữ liệu số; Khoa học giáo dục và chính sách; Quốc tế hoá khoa học giáo dục trên hệ sinh thái số…

Biểu đồ 1. Số lượng công bố trong trước và quốc tế của trường ĐHGD, ĐHQGHN giai đoạn từ 2020 - 2021 đến 2022 - 2023

Biểu đồ 2: Biểu đồ thống kê kết quả đề tài các cấp giai đoạn 2021 – 2023

Hoạt động NCKH của Trường ĐHGD luôn ưu tiên hướng nghiên cứu ứng dụng, có sự hợp tác với các cơ sở đào tạo các cấp và hướng tới phục vụ cộng đồng. Đặc biệt, các đề tài, dự án được triển khai thực hiện hiệu quả, có sự tham gia của các chuyên gia, các cơ sở đào tạo. Trong số các đề tài, dự án đã và đang triển khai có nhiều đề tài hợp tác nghiên cứu với nước ngoài, đề tài thuộc chương trình cấp Nhà nước, đề tài thuộc Nafosted - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, đề tài thuộc Chương trình Tây Bắc, đề tài thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh….

Các công trình tập trung nghiên cứu các lĩnh vực: ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; chuyển đổi số trong giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học; nghiên cứu các chỉ số nhân trắc của người Việt Nam theo vùng sinh thái; đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên mới vào nghề; đổi mới kiểm tra đánh giá, kiến tập, thực tập sư phạm; nghiên cứu chính sách tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ....

Trường Đại học Giáo dục được Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN giao nhiệm vụ báo cáo phân tích đánh giá giai đoạn 5 năm (đã hoàn thành) 10 năm (đangthực hiện) Nghị quyết 29-NQ/TW

(Ảnh) Hội thảo tham vấn báo cáo sơ bộ đánh giá 10 năm nghị quyết 29-NQ/TW và nghiên cứu chính sách giáo dục đã diễn ra sáng nay 22/7/2023

Từ năm 2021 – năm 2023, một số các đề tài cấp nhà nước và đề tài trọng điểm cấp quốc gia đã được tổ chức nghiệm thu thành công, trong đó các kết quả của các đề tài nghiên cứu đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao trong giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục, đề xuất mô hình tự chủ trong giáo dục đại học và nghiên cứu quá trình phát triển chương trình giáo dục tiếp cận chuẩn quốc tế; ngoài ra còn có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn đời sống, có thể kể đến một số đề tài như: Đề tài “Xây dựng bộ chỉ số phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ em mầm non và học sinh tiểu học phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam”; Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý giáo dục điện tử - học điện tử trong nhà trường Việt Nam”; Đề tài “Tác động của giáo dục tới tiền lương và hài lòng công việc của lao động trẻ ở Việt Nam”; Đề tài “Nghiên cứu mô hình đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030”; Đề tài “Phát triển dịch vụ xã hội cho người dân nông thôn: Thực trạng và giải pháp; Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ Tám, Ban chấp hành Trung ương Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”; Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý giáo dục điện tử - học điện tử trong nhà trường Việt Nam”; Đề tài “Bắt nạt trực tuyến ở học sinh Việt Nam: Nghiên cứu thực tiễn, và xây dựng chương trình phòng ngừa và can thiệp hiệu quả”.... Bên cạnh đó một số đề tài: “Trắc nghiệm trí tuệ cho học sinh THPT chuyên và Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ cho trẻ em; Đề tài “Nghiên cứu phát triển chuyên môn cho giáo viên tại cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu năng lực nghề nghiệp trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay”… đã được chuyển giao công nghệ cho Bộ GD&ĐT và tiến hành tập huấn cho các chuyên gia của các đơn vị giáo dục trên cả nước; Đề tài “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm tiếng ồn tại các trường cơ nguy cơ cao ở thành phố Hà Nội”; Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý ô nhiễm asen trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”....đã được áp dụng hiệu quả và chuyển giao cho bộ, ngành địa phương.

Chuyên san Nghiên cứu Giáo dục – Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN do trường ĐHGD chịu trách nhiệm về chuyên môn có nhiệm vụ đăng tải các công trình nghiên cứu mới về khoa học giáo dục của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học trong và ngoài nước. Chuyên san được xuất bản định kỳ hàng quý với số lượng bài ổn định và chất lượng cao.

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ