CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị trường học
Định hướng: nghiên cứu
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2818 /QĐ-ĐHQGHN, ngày tháng năm 2016
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tên tiếng Việt: Quản trị trường học
+ Tên tiếng Anh: School Administration
- Mã số chuyên ngành đào tạo: thí điểm
- Tên ngành đào tạo:
+ Tên tiếng Việt: Quản lí giáo dục
+ Tên tiếng Anh: Education Management
- Bậc đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tên tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Quản lí giáo dục
+ Tên tiếng Anh: The Degree of Master in Education Management
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị trường học có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có năng lực quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và có năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề của thực tiễn giáo dục.
- Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị trường học trang bị cho người học kiến thức hiện đại về khoa học giáo dục, kiến thức chuyên sâu về quản trị nhà trường, quản lí các hoạt động trong nhà trường;
- Người học được nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực quản lí, thích ứng tốt với những đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam và thế giới.
- Học viên có ý thức cao về trách nhiệm nghề nghiệp và nguyên tắc đạo đức của người làm công tác quản trị trường học;
- Học viên có những kĩ năng lãnh đạo, ra quyết định, làm việc nhóm, làm việc độc lập và kĩ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản trị trường học.
Thi tuyển sinh với các môn thi sau đây:
+ Môn Cơ bản: Đánh giá năng lực (Khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn);
+ Môn Cơ sở: Giáo dục học;
+ Môn ngoại ngữ: Một trong 5 thứ tiếng: Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc.
1. Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
2. Có đủ sức khoẻ để học tập và nghiên cứu;
3. Đối tượng có bằng đại học ngành đúng, ngành phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học;
4. Đối với người có bằng đại học ngành gần phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác; đối với người có bằng đại học ngành khác phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và đã hoặc đang giữ một trong các vị trí công tác sau đây:
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (hoặc tương đương) của các trường mầm non;
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng , tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn của các trường Trung học Phổ thông, Trung học Cơ sở, Tiểu học (hoặc tương đương);
- Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng, chuyên viên của các trung tâm giáo dục và đào tạo;
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, chuyên viên của các phòng/ban, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa của các cơ sở giáo dục và đào tạo (Đại học, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp);
- Lãnh đạo và chuyên viên của các viện, trung tâm thuộc các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp;
- Cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đảng, Công đoàn trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Ngành phù hợp: Giáo dục học.
- Ngành gần: gồm các ngành sau:
MÃ NGÀNH |
TÊN NGÀNH |
|
Các ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên (mã số 521402) |
52220342 |
Quản lí văn hoá |
52310401 |
Tâm lí học |
52310403 |
Tâm lí học giáo dục |
52340107 |
Quản trị khách sạn |
52340401 |
Khoa học quản lí |
52340404 |
Quản trị nhân lực |
52340406 |
Quản trị văn phòng |
- Ngành khác:
MÃ SỐ |
TÊN NHÓM NGÀNH |
|
Quản lí |
52220343 |
Quản lí thể dục thể thao |
52340101 |
Quản trị kinh doanh |
52340103 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
52340405 |
Hệ thống thông tin quản lí |
52510601 |
Quản lí công nghiệp |
52720701 |
Quản lí bệnh viện |
52850101 |
Quản lí tài nguyên và môi trường |
52850103 |
Quản lí đất đai |
52310205 |
Quản lí nhà nước |
|
Nghệ thuật |
522101 |
Mỹ thuật |
522102 |
Nghệ thuật trình diễn |
522103
|
Nghệ thuật nghe nhìn |
|
Nhân văn |
522201 |
Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam |
522202 |
Ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài |
522203 |
Nhân văn khác |
|
Khoa học xã hội và hành vi |
523101 |
Kinh tế học |
523102 |
Khoa học chính trị |
523103 |
Xã hội học và Nhân học |
523104 |
Tâm lí học |
523105 |
Địa lí học |
|
Báo chí và thông tin |
523201 |
Báo chí và truyền thông |
523202 |
Thông tin - Thư viện |
523203 |
Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng |
523204 |
Xuất bản - Phát hành |
|
Kinh doanh và quản lí |
523401 |
Kinh doanh |
523402 |
Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm |
523403 |
Kế toán - Kiểm toán |
523404 |
Quản trị - Quản lí |
|
Pháp luật |
523801 |
Luật |
524201 |
Sinh học |
524202 |
Sinh học ứng dụng |
|
Khoa học tự nhiên |
524401 |
Khoa học vật chất |
524402 |
Khoa học trái đất |
524403 |
Khoa học môi trường |
|
Toán và thống kê |
524601 |
Toán học |
524602 |
Thống kê |
|
Máy tính và công nghệ thông tin |
524801 |
Máy tính |
524802 |
Công nghệ thông tin |
|
Công nghệ kĩ thuật |
525101 |
Công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng |
525102 |
Công nghệ kĩ thuật cơ khí |
525103 |
Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử và viễn thông |
525104 |
Công nghệ hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường |
525106 |
Quản lí công nghiệp |
|
Kĩ thuật |
525201 |
Kĩ thuật cơ khí và cơ kĩ thuật |
525202 |
Kĩ thuật điện, điện tử và viễn thông |
525203 |
Kĩ thuật hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường |
525204 |
Vật lí kĩ thuật |
525205 |
Kĩ thuật địa chất, địa vật lí và trắc địa |
|
Kiến trúc và xây dựng |
525801 |
Kiến trúc và quy hoạch |
525802 |
Xây dựng |
525803 |
Quản lí xây dựng |
|
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản |
526201 |
Nông nghiệp |
526202 |
Lâm nghiệp |
526203 |
Thuỷ sản |
|
Sức khoẻ |
527201 |
Y học |
527202 |
Y học cổ truyền |
527203 |
Dịch vụ y tế |
527204 |
Dược học |
527205 |
Điều dưỡng, hộ sinh |
527206 |
Răng - Hàm - Mặt |
527207 |
Quản lí bệnh viện |
|
Dịch vụ xã hội |
527601 |
Công tác xã hội |
|
Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân |
528102 |
Khách sạn, nhà hàng |
528105 |
Kinh tế gia đình |
|
Môi trường và bảo vệ môi trường |
528501 |
Kiểm soát và bảo vệ môi trường |
528502 |
Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp |
|
An ninh, quốc phòng |
528601 |
An ninh và trật tự xã hội |
528602 |
Quân sự |
Đối với các ngành không có tên trong danh mục ngành kể trên mà ứng viên tốt nghiệp ở nước ngoài, trong trường hợp cụ thể Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Giáo dục sẽ xin ý kiến Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần:
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Giáo dục học |
3 |
2 |
Đại cương khoa học quản lí |
3 |
3 |
Tổ chức và quản lí cơ sở giáo dục và nhà trường |
3 |
4 |
Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo |
3 |
5 |
Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường |
3 |
|
Tổng |
15 |
- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác:
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Giáo dục học |
3 |
2 |
Đại cương khoa học quản lí |
3 |
3 |
Tổ chức và quản lí cơ sở giáo dục và nhà trường |
3 |
4 |
Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo |
3 |
5 |
Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường |
3 |
6 |
Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lí giáo dục |
3 |
7 |
Phát triển nguồn nhân lực và quản lí tài chính, cơ sở vật chất trong giáo dục |
3 |
|
Tổng |
21 |
- Tuyển sinh năm đầu: |
20 học viên |
- Tuyển sinh năm thứ hai: |
30 học viên |
- Tuyển sinh năm thứ 3: |
40 học viên |
- Tuyển sinh năm tiếp theo: |
50 học viên |
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lí thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lí và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lí và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lí những vấn đề lớn.
2.1. Kĩ năng nghề nghiệp
- Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kĩ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
- Kĩ năng lãnh đạo và ra quyết định phù hợp với vị trí công tác quản lí trong cơ sở giáo dục;
- Kĩ năng phát triển và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản trị cơ sở giáo dục;
- Có kĩ năng tư duy phản biện, sáng tạo trong thực tiễn quản lí cơ sở giáo dục;
- Kĩ năng giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề thực tiễn quản trị nhà trường;
- Kĩ năng xây dựng và phát triển được các chương trình giáo dục của nhà trường;
- Kĩ năng lập kế hoạch, quản lí dự án đầu tư cho cơ sở giáo dục và quá trình dạy học, phát triển chương trình môn học;
- Kĩ năng xử lí và giải quyết được các vấn đề liên quan đến các nội dung hoạt động ở các cơ sở giáo dục, nhà trường một cách lôgic và có hệ thống;
- Kĩ năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong quản lí cơ sở giáo dục, nhà trường;
- Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, hoàn thiện bản thân trong công tác quản lí.
- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành:
Có kĩ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kĩ thuật bằng ngoại ngữ;
- Kĩ năng làm việc và giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong hoạt động nhóm;
- Kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ,
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) và các phần mềm quản lí;
- Kĩ năng lắng nghe, đàm phán, thuyết phục;
- Kĩ năng thích ứng với những thay đổi;
- Kĩ năng làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết thuyết phục và chia sẻ;
- Kĩ năng tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đối chiếu các yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn với phẩm chất, năng lực của bản thân;
- Kĩ năng dự đoán sự phát triển của giáo dục dựa trên phân tích về nhu cầu xã hội, kinh tế chính trị…
- Sử dụng các kết quả tự đánh giá để lập được kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lí cho bản thân.
3.1. Trách nhiệm công dân
- Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và ý thức xã hội;
- Minh bạch và công bằng trong các mối quan hệ;
- Ứng xử tốt, thân thiện, cộng tác với đồng nghiệp theo những tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và nhân cách của người làm trong ngành giáo dục;
- Làm việc với tác phong khoa học, thể hiện được tính chuyên nghiệp trong quản trị trường học.
3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ
- Có ý thức đạo đức tốt, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Có tinh thần hợp tác, chia sẻ trong các hoạt động tập thể và cộng đồng;
- Có ý thức xã hội, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng;
- Có tác phong làm việc khoa học, tính chuyên nghiệp trong giải quyết vấn đề về quản trị nhà trường và nghiên cứu khoa học.
- Trung thực trong nghiên cứu khoa học, say mê với nghề nghiệp;
- Đam mê học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ của bản thân;
- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội;
- Có trách nhiệm cao với đơn vị nơi công tác và với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn của các trường THPT, THCS, tiểu học (hoặc tương đương);
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (hoặc tương đương) của các trường mầm non.
- Cán bộ quản lí của các trung tâm giáo dục;
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, cán bộ quản lí, chuyên viên của các phòng/ban; tổ trưởng, tổ phó trưởng bộ môn của các cơ sở giáo dục & đào tạo (Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp….);
- Cán bộ quản lí của các viện, trung tâm thuộc các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
- Sau khi tốt nghiệp học viên có đủ điều kiện và khả năng để tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ trong hệ thống giáo dục quốc gia, quốc tế;
- Trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng được đào tạo và ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, học viên có khả năng tự nghiên cứu và tiếp cận nguồn tri thức liên quan đến chuyên ngành trong và ngoài nước để cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng, năng lực nghiên cứu.
Master of School Administration (MSA): Quản trị trường học
- Đại học Bắc Carolina Charlotte, Hoa Kỳ. Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Thạc sỹ Quản trị trường học (MSA). Chương trình được thiết kế để chuẩn bị học viên năng lực quản lí và điều hành, đặc biệt là cho các vị trí như hiệu trưởng và hiệu phó. Xếp hạng theo webometrics 576.
- Đại học Campbell, Hoa Kỳ. Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Thạc sỹ Quản trị trường học (MSA). Mục tiêu của chương trình là để tạo ra những người học suốt đời, những người coi trọng sự phát triển chuyên nghiệp trong mỗi tiêu chuẩn cho cán bộ trường học. Xếp hạng webometrics 3302
- Đại học Bang California, Stanislaus, Hoa Kỳ. Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Thạc sỹ Quản trị trường học (MSA). Chương trình cam kết đào tạo ra các nhà lãnh đạo giáo dục thông thái, đầy tri thức, nhân văn và đạo đức. Xếp hạng theo webometrics: 1990.
- Đại học DUQUESNE, Hoa Kỳ. Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:Thạc sỹ Giám sát và Quản trị trường học (MSA). Chương trình chào đón các học viên mong muốn có khả năng tạo cảm hứng, sáng tạo, các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa cho trường học thế kỷ 21. Xếp hạng theo webometrics: 1467
- Đại học Bang Mississipi, Hoa Kỳ. Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Thạc sỹ Quản trị trường học (MSA). Chương trình chào đón các học viên mong muốn có khả năng tạo cảm hứng, sáng tạo, các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa cho trường học thế kỷ 21. Xếp hạng theo webometrics: 515.
- School Effectiveness and School Improvement, An International Journal of Research, Policy and Practice, .
- School Leadership & Management , Formerly School Organisation, .
- Quản trị hiệu quả trường học, K.B. EVERARD, và cộng sự. Dự án SREM sưu tầm và biên dịch.
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: |
65 tín chỉ |
- Khối kiến thức chung: |
8 tín chỉ |
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: |
42 tín chỉ |
+ Bắt buộc |
21 tín chỉ |
+ Tự chọn |
21 tín chỉ/ 51 tín chỉ |
- Luận văn: |
15 tín chỉ |
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số các học phần tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I. Khối kiến thức chung |
8 |
|
|
||||
1 |
PHI 5001 |
Triết học Philosophy |
4 |
|
|
|
|
2 |
Ngoại ngữ cơ bản (chọn một trong 5 thứ tiếng)* |
4 |
|
|
|
|
|
ENG 5001 |
Tiếng Anh cơ bản General English |
|
|
|
|
|
|
RUS 5001 |
Tiếng Nga cơ bản General Russian |
|
|
|
|
|
|
FRE 5001 |
Tiếng Pháp cơ bản General French |
|
|
|
|
|
|
CHI 5001 |
Tiếng Trung Quốc cơ bản General Chinese |
|
|
|
|
|
|
GER 5001 |
Tiếng Đức cơ bản General German |
|
|
|
|
|
|
II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
42 |
|
|
||||
II.1. Học phần bắt buộc |
21 |
|
|
||||
3 |
PSE6024 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục |
3 |
36 |
9 |
|
|
4 |
EDM 6032 |
Quản lí quá trình dạy học trong nhà trường Management of learning and instruction in school |
3 |
27 |
12 |
6 |
|
5 |
SCA 6002 |
Lãnh đạo và quản lí trường học School Leadership and Management |
3 |
39 |
3 |
3 |
|
6 |
EAM6802 |
Quản lí và kiểm định chất lượng giáo dục Quality Management and Accreditation in Education |
3 |
35 |
10 |
|
|
7 |
SCA 6003 |
Quản trị nguồn nhân lực trong trường học Human Resource Administration in School |
3 |
36 |
6 |
3 |
|
8 |
SCA6004 |
Quản trị tài chính trong trường học Financial Administration in School |
3 |
30 |
9 |
6 |
|
9 |
SCA 6013 |
Quản trị dự án trong trường học Projects Administration in School |
3 |
36 |
6 |
3 |
|
II.2. Học phần tự chọn |
21/51 |
|
|
|
|
||
10 |
EDM 6001 |
Tâm lí học ứng dụng trong quản lí giáo dục Applied Psychology in Educational Management |
3 |
33 |
6 |
6 |
|
11 |
SCA 6005 |
Tinh thần khởi nghiệp trong nhà trường Entrepreneurship in School |
3 |
33 |
12 |
|
|
12 |
EDM 6028 |
Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị trong giáo dục Facilities and equipment Management in education |
3 |
30 |
9 |
6 |
|
13 |
EDM 6030 |
Quản lí sự thay đổi trong giáo dục Change Management in Education |
3 |
30 |
9 |
6 |
|
14 |
EDM 6040 |
Quản lí hệ thống giáo dục quốc dân và quản lí nhà trường National Education System and School Management |
3 |
30 |
9 |
6 |
|
15 |
SCA 6006 |
Kế toán quản trị trong trường học Accountancy for Administration in School |
3 |
36 |
3 |
6 |
SCA 6004 |
16 |
SCA 6007 |
Ứng dụng ICT trong quản lí nhà trường ICT Application in School Administration |
3 |
36 |
3 |
6 |
|
17 |
SCA 6008 |
Quản trị thương hiệu trường học Managing School Brandname |
3 |
36 |
3 |
6 |
|
18 |
SCA 6009 |
Ra quyết định quản trị trong trường học Making Decision in School |
3 |
39 |
3 |
3 |
SCA 6002 |
19 |
SCA 6010 |
Phát triển văn hóa lãnh đạo nhà trường Cultural Leadership for Systemic School Improvement |
3 |
30 |
9 |
6 |
|
20 |
SCA 6011 |
Nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo giáo dục Fundamentals of Educational Leadership |
3 |
36 |
3 |
6 |
|
21 |
EAM6809 |
Đánh giá năng lực quản lí và lãnh đạo Evaluation of Management and Leadership Capacities |
3 |
35 |
10 |
|
|
22 |
EDM 6031 |
Phát triển chương trình giáo dục Curriculum Development |
3 |
27 |
12 |
6 |
|
23 |
SCA 6012 |
Quan hệ công chúng trong trường học Public Relation in School |
3 |
35 |
12 |
|
|
24 |
EAM 6001 |
Đo lường và đánh giá trong Measurement and Assessment in Education |
3 |
33 |
9 |
3 |
|
25 |
SCA 6001 |
Quản trị chiến lược trong trường học Strategic Administration in School |
3 |
39 |
6 |
|
|
26 |
TMT 6012 |
Tiếng Anh học thuật English for Academic Purposes |
3 |
20 |
20 |
5 |
ENG 5001 |
Luận văn (Master Thesis) |
15 |
|
|
||||
Tổng cộng |
65 |
|
|
Ghi chú: (*) Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo. |