Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

Facebook dưới góc nhìn của chuyên gia Tâm lý hoc

Cụ thể, theo thống kê mới nhất của Facebook, có đến 20 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook mỗi ngày (17 triệu qua điện thoại di động) và có 30 triệu tài khoản truy cập mỗi tháng. Con số này cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội này trung bình mỗi ngày trên toàn cầu.

Cách sử dụng mạng xã hội như thế nào, đó là quyền cá nhân của mỗi người, có một điều không thể phủ nhận là các mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng từ khi xuất hiện đã góp phần kết nối con người lại với nhau, xóa đi khoảng cách về không gian cũng như giúp chúng ta củng cố các mối quan hệ xã hội. Facebook giúp chia sẻ thông tin, tạo môi trường tương tác, giúp mọi người chia sẻ với nhau cảm xúc, những câu chuyện buồn vui hằng ngày trong cuộc sống chứ không chỉ gói gọn nó trong cuốn nhật ký cá nhân như trước kia. Tóm lại, Facebook cũng giống như một cuốn nhật ký mở mà ai cũng có thể đọc nó.  

Mới đây, một clip dài gần 13 phút của sư thầy Thích Tâm Nguyên về chủ đề "Sống ảo" phê phán những tác hại của Facebook. Đoạn clip đó đã tạo ra một làn sóng tranh luận về việc, liệu Facebook thực sự có lợi hay không và chúng ta cần làm như thế nào để dung hòa các mối quan hệ giữa đời thực với cuộc sống trong “thế giới ảo”.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Tiến sĩ Trần Thành Nam, Khoa Các khoa học Giáo dục – Casino trực tuyến Việt Nam dục, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề đang rất được quan tâm này:

 

Tiến sĩ Trần Thành Nam, Khoa Các khoa học Giáo dục – Casino trực tuyến Việt Nam dục

PV: Thưa thầy, với vai trò là một người dùng Internet, thầy có sử dụng các mạng xã hội nói chung và đặc biệt là Facebook hay không? Nếu có thì nó tác động như thế nào tới cuộc sống và công việc của thầy?

TS. Trần Thành Nam: Cá nhân tôi sử dụng mạng xã hội Facebook từ năm 2008, muộn hơn nhiều so với những người tiên phong sử dụng Facebook thời bấy giờ. Mặc dầu tôi không phải là người chủ động trong việc sử dụng tiện ích này nhưng với tôi, Facebook là một phát minh tuyệt vời. Nó đã giúp tôi liên lạc, kết nối tình cảm với bạn bè và gia đình, vượt qua những giai đoạn căng thẳng và áp lực khi du học. Facebook cũng tạo cho tôi những cơ hội tham gia các nhóm xã hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế. Nhiều người trong nhóm nay đã trở thành bạn, đồng nghiệp và đối tác của tôi trong quá trình hiện thực hóa các dự án, ý tưởng nghiên cứu về tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên. Hiện tại, tôi cũng sử dụng Facebook như một kênh thông tin để chia sẻ những kiến thức mà tôi có may mắn học được với các bạn sinh viên và đồng nghiệp; chia sẻ tài liệu chuyên ngành; trao đổi thông tin hội thảo trong và ngoài nước, các chương trình tập huấn và các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Nhìn chung, Facebook đã giúp tôi tăng lượng “vốn xã hội” của mình lên rất nhiều và trở nên bận rộn theo nghĩa tích cực.


PV: Có ý kiến cho rằng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook không giúp ích gì cho đời sống mà chỉ đem đến những tác động tiêu cực, điển hình như việc một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay có lối sống “ảo”, khoe khoang quá đà trên Facebook. Thầy có đồng tình với ý kiến này? Thầy nhận định thế nào về những lợi ích mà Facebook mang lại ?

TS. Trần Thành Nam: Cá nhân tôi cũng nhận thấy một số bộ phận thanh thiếu niên sống “ảo” khoe khoang quá đà trên Facebook nhưng tôi không đồng ý việc đổ lỗi cho mạng xã hội nói chung hay Facebook nói riêng. Tôi cho rằng mạng xã hội và Facebook chỉ là những công cụ, phương tiện giúp truyền đạt những thông điệp cá nhân dễ dàng hơn. Hay nói cách khác, nó được sáng tạo ra với mục đích tốt đẹp. Tuy nhiên, có thể một số bạn đã sử dụng nó vào những mục đích cá nhân không chính đáng để thể hiện bản thân, để thu hút sự chú ý và để nổi tiếng. Đơn giản và phổ biến nhất là việc tạo dựng một nhận diện bản thân khác xa đời thực hay đăng tin, ảnh, dòng trạng thái “gây sốc” để tạo sự chú ý. Cầu kỳ hơn có thể là tạo dựng scandal, tạo tin đồn sai lệch trong xã hội về một vấn đề hay nhân vật nào đó. 

Một bộ phận người trẻ có thói quen sống ảo trên mạng xã hội.

Với những người sống “ảo”, trước tiên chính họ đã lựa chọn để trở thành con người như vậy. Facebook chỉ giúp lựa chọn của họ trở thành hiện thực nhanh hơn qua cơ chế củng cố xã hội. Có thể những lần đầu tiên khi “thể hiện quá” về bản thân chúng ta cũng cảm thấy ngượng ngịu và không thoải mái đâu nhưng những sự thể hiện này lại nhận được rất nhiều sự cổ vũ từ mạng lưới bạn bè qua “like” những “comments có cánh” khiến chúng ta có cảm giác lâng lâng và ước gì những điều đó là thực. Điều này làm tăng khả năng “thể hiện quá” về bản thân trong những lần thứ hai, thứ ba và vân vân. Càng những lần thể hiện sau, chúng ta càng tăng cường sự “quá” lên để tìm lại cảm giác trước đây. Khi ảo tưởng về bản thân đã được vẽ đi vẽ lại đủ nhiều, đến một thời điểm nào đó chúng ta có xu hướng tin vào những điều không thực đó một cách vô thức và hành xử, phát ngôn của chúng ta thể hiện ra ngoài như nhân cách ảo tưởng kia.

Tôi không đồng ý với nhận định “mạng xã hội, đặc biệt là Facebook không giúp ích gì cho đời sống mà chỉ đem đến những tác động tiêu cực”, nhưng tôi cũng thừa nhận những nguy cơ và phiền nhiễu đến từ Facebook hay mạng xã hội. Nguy cơ lớn nhất có lẽ là “tính bảo mật thông tin” của các trang mạng này. Trước đây tôi là một người rất chăm chỉ đưa các thông tin sự kiện cá nhân lên Facebook và rồi bị hack tài khoản. Kẻ xấu đã lợi dụng những thông tin này để gửi những thông tin thất thiệt gây lo lắng cho bạn bè và người thân của tôi. Thực tế cũng đã có người mắc lừa kẻ xấu và tôi cảm thấy rất có lỗi. Bên cạnh đó còn có những sự phiền nhiễu xuất phát từ rất nhiều thông tin nhảm nhí, tin vặt giật tít gây sốc, tin quảng cáo và tin lừa đảo đến từ tài khoản của bạn bè bị hack.

 

Hãy luôn thận trọng để không bao giờ trở thành nạn nhân của những kẻ xấu khi lướt Facebook.

Qua nghiên cứu và quan sát của bản thân, tôi thấy hiện nay giới trẻ đang phải đối diện với nhiều nguy cơ khác đến từ mạng xã hội, trong đó có Facebook. Có khoảng 70% trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bị bắt nạt/quấy rối hoặc trở thành kẻ bắt nạt/quấy rối khi tham gia mạng xã hội hay Facebook. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian lướt Face có tỉ lệ thuận với chứng lo sợ các tình huống xã hội, xu hướng tự kỷ trung tâm (tự cao, coi mình là trung tâm của vũ trụ). Một số nghiên cứu khác khẳng định thời gian sử dụng Facebook càng nhiều thì các năng lực kỹ năng mềm và thành tích học tập càng yếu kém. Nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng gây nghiện Facebook do ám ảnh với những củng cố tích cực mà chúng mang lại.

PV: Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, thầy có lời khuyên nào cho các bạn trẻ để họ sử dụng mạng xã hội đúng cách, qua đó phát huy vai trò của nó với cuộc sống của bản thân ?

TS. Trần Thành Nam: Tôi nghĩ rằng các bạn trẻ trước hết cần xác định một thái độ đúng đắn về mạng xã hội (chỉ là một công cụ/ phương tiện giúp chúng ta truyền tải thông điệp cá nhân); về việc sử dụng mạng xã hội (chúng ta là người quyết định việc sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và tích cực hay không). Tiếp sau đó cần trang bị cho mình một nhận thức đầy đủ và khách quan về mạng xã hội bao gồm những mặt mạnh (cơ hội xây dựng và tăng cường vốn xã hội; tìm nguồn lực để hiện thực hóa các ý tưởng; chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cá nhân…) cũng như những nguy cơ (lộ thông tin; bị làm phiền; nguy cơ bị bắt nạt, thiếu kỹ năng, nghiện, sống ảo…). Cuối cùng, tự trang bị cho mình những kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn (tìm hiểu và sử dụng các chức năng mới của các trang mạng, Facebook để thiết lập quyền riêng tư, tạo các nhóm chia sẻ thông tin theo các cấp độ, quy trình xử lý khi bị bắt nạt, quấy rối, khi mất quyền kiểm soát tài khoản). Các bạn trẻ nên xem rằng Facebook như một cô bạn đỏng đảnh không chung thủy. Vì vậy, những thông tin rất cá nhân tốt nhất đừng nên đưa lên mạng hay chia sẻ với cô bạn Facebook này.

Tôi nhớ một bạn trẻ nước ngoài bình luận với tôi về FB là nơi “too much face but not enough books” với hàm ý FB là một nơi “lắm thị phi, thiếu kiến thức” nhưng cá nhân tôi không đồng tình như vậy. Đặt mục tiêu cho việc sử dụng mạng xã hội, ý thức trước nguy cơ để có chiến lược quản lý nguy cơ tốt sẽ giúp bạn tăng cơ hội thu lượm kiến thức và giảm thị phi khi sử dụng mạng xã hội hay FB.

PV: Xin trân trọng cảm ơn thầy!

Nam Lê

Báo Thiếu niên tiền phong

12:08 15/08/2016

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ