Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Lê Kim Long – Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục nêu rõ nhu cầu của xã hội cũng như toàn ngành giáo dục là cần phải có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động tâm lý, tư vấn giáo dục – hướng nghiệp và công tác xã hội học đường trong các cơ sở giáo dục – đào tạo.
Xét thấy sự cần thiết và cấp bách của vấn đề, PGS.TS Lê Kim Long hi vọng thông qua hội thảo sẽ thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của các đại biểu cho Khung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, nội dung thiết kế các môn học phù hợp với chương trình đào tạo.
TS. Trần Anh Tuấn – Chủ nhiệm đề án xây dựng chuẩn đầu ra Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Tư vấn học đường
Tiếp đó, TS. Trần Anh Tuấn – Trưởng nhóm nghiên cứu, chủ nhiệm đề án đã thay mặt nhóm trình bày các căn cứ, cách tiếp cận và quá trình xây dựng đề án, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự phối hợp, tham gia tư vấn trực tiếp của các chuyên gia tại Đại học Chapman – Hoa Kỳ trong việc xây dựng khung chương trình chuẩn.
Nhóm đã tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo trên những nguồn thông tin nghiên cứu, sưu tầm từ đó đối chiếu các chương trình trong – ngoài nước và xây dựng nội dung phù hợp với điều kiện giáo dục Việt Nam.
Mục tiêu của chương trình đưa ra là: cán bộ tư vấn học đường chuyên trách là người tiếp cận trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn học đường tại các trường phổ thông, các cơ sở giáo dục nghề, các trường Cao đẳng, Đại học; có thể tham gia bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ Tư vấn học đường cho các giáo viên kiêm nhiệm; người giảng dạy và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực chuyên sâu có thể phát hiện, giải quyết vấn đề Tư vấn học đường, tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Các ý kiến phát biểu tham luận tại hội thảo đánh giá cao những nghiên cứu, tiếp cận của nhóm trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ Tư vấn học đường.
Theo GS.TS Trần Thị Minh Đức ý nghĩa của việc xây dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ Tư vấn học đường là hoàn toàn cần thiết, song cần phải chú ý cân nhắc kỹ tên môn học, nội dung môn học trong chương trình đào tạo sao cho phù hợp, các môn học cần gắn liền với thực tế. GS cũng đưa ra một số gợi ý về các môn học cần bổ sung thêm trong khung chương trình đào tạo như: thực hành tham vấn và trị liệu tâm lý học, đạo đức nghề, kỹ năng tham vấn…
Tổng hợp ý kiến các đại biểu có mặt tại Hội thảo lần này, đa số quan điểm đồng tình và nhấn mạnh vai trò thiết yếu của việc xây dựng chương trình đào tạo, đồng thời cùng đưa ra những góp ý xây dựng cho Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ Tư vấn học đường xung quanh nội dung cần làm rõ chi tiết thêm các môn học, việc cân đối giữa lý thuyết và thực hành, trong đó nhấn mạnh những cơ hội, thách thức và tính khả thi của đầu ra chương trình.
Thông qua Hội thảo, Casino trực tuyến Việt Nam dục mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng và bổ sung để chương trình đào tạo Thạc sĩ Tư vấn học đường được hoàn thiện, trình ĐHQGHN phê duyệt và tiến hành tuyển sinh đào tạo trong thời gian tới.
UED - Media