Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Vinh Quang

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Vinh Quang      2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 16/04/1979                                               4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1282/QĐ-CTHSSV, ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Tên đề tài được chỉnh sửa thành “Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên năm cuối ngành cử nhân sư phạm" theo Quyết định số 374/QĐ-ĐT ngày 20/03/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

- Được gia hạn 2 năm tại Quyết định số 1999/QĐ-ĐHGD ngày 06/12/2018 và Quyết định số 2131/QĐ-ĐHGD ngày 02/12/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.

- Trả về cơ quan công tác theo Quyết định số 2700/QĐ-ĐHGD ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội.

- Được trở lại trường để bảo vệ luận án theo Quyết định số 1797/QĐ-ĐHGD ngày 04/10/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên năm cuối ngành cử nhân sư phạm.

8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục                    9. Mã số: 9140115

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền

Hướng dẫn 2: GS.TS. Nguyễn Công Khanh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

    * Về lý luận

+ Tổng quan tương đối toàn diện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu như các vấn đề về năng lực, đánh giá năng lực và tiêu chí đánh giá năng lực/ năng lực dạy học của giáo viên/ sinh viên sư phạm. Tổng quan có tính hệ thống theo các cách tiếp cận khác nhau; các khía cạnh của vấn đề (khái niệm, vai trò, yêu cầu, các yếu tố ảnh hưởng …).

+ Hệ thống hóa, kế thừa, bổ sung, cập nhật và góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực, năng lực dạy học, cấu trúc năng lực dạy học, đánh giá và tiêu chí đánh giá năng lực dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

    * Về thực tiễn

+ Xác định được thời điểm đánh giá năng lực dạy học của sinh viên sư phạm năm cuối trong hoạt động thực tập giảng dạy cuối khóa tại trường phổ thông. Đây là thời điểm sinh viên bộc lộ NLDH khá rõ nét, thời điểm này sinh viên phải tổng hợp, vận dụng các kiến thức về chuyên ngành, kĩ năng sư phạm và thái độ sư phạm trong dạy học các giờ thực tập giảng dạy tại trường phổ thông. Từ đó, có thể đánh giá tương đối chính xác năng lực dạy học của sinh viên sau quá trình đào tạo tại trường đại học.

+ Xác định qui trình xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH theo phương pháp diễn dịch kết hợp qui nạp gồm 7 bước từ xác định cấu trúc đến mô tả nội hàm các năng lực thành phần để xác định các tiêu chí, thao tác hóa khái niệm các tiêu chí thành các chỉ báo, khảo sát, xin ý kiến chuyên gia đến thử nghiệm để điều chỉnh và hoàn thiện.

+ Xác định được cấu trúc năng lực dạy học của sinh viên sư phạm năm cuối trong thực tập cuối khóa tại trường phổ thông gổm 06 năng lực thành phần, 27 tiêu chí và 65 chỉ báo và 03 yếu tố ảnh hưởng. Các năng lực thành phần, tiêu chí, chỉ báo đều được đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ phù hợp từ chuyên gia và những người có kinh nghiệm, hiểu biết sâu về vấn đề nghiên cứu; thử nghiệm và chuẩn hóa theo qui trình xây dựng tiêu chí.

+ Xây dựng được thang đo, trong đó mô tả rõ được các biểu hiện và các cấp độ năng lực của 65 chỉ báo. Chứng minh được qua kết quả thực nghiệm các chỉ số về độ hội tụ, độ phân biệt về mặt cấu trúc NLDH đã thiết kế phù hợp với các ngưỡng yêu cầu. Độ giá trị của thang đo đạt các chỉ số cho phép của công cụ đo lường.

+ Sử dụng thang đo đã xây dựng đánh giá được thực trạng NLDH của sinh viên 03 trường ĐHSP được chọn mẫu thực nghiệm theo các năng lực thành phần, xác định được những điểm mạnh và hạn chế trong NLDH của sinh viên cũng như mức độ ảnh hưởng của 3 yếu tố đã xác định.

+ Đưa ra được các khuyến nghị phù hợp với 03 đối tượng là Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Trường Đại học sư phạm và sinh viên.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được các cơ sở đào tạo giáo viên THPT cũng như sinh viên năm cuối ngành cử nhân sư phạm sử dụng để đánh giá NLDH làm cơ sở cho những quyết định về điều chỉnh chương trình đào tạo, nâng cao năng lực dạy học cho sinh viên nói chung và tự học, tự bồi dưỡng năng lực dạy học của sinh viên nói riêng. Ngoài ra, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng viên tham gia đào tạo cử nhân sư phạm, cho giáo viên phổ thông tham gia hướng dẫn thực tập giảng dạy, cho các nhà quản lý giáo dục. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NLDH ở các trường đại học sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển năng lực dạy học của sinh viên ngành cử nhân sư phạm tại các Trường ĐHSP và xây dựng tiêu chí đánh giá theo từng giai đoạn tương ứng.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển năng lực dạy học của sinh viên ngành cử nhân sư phạm tại các Trường ĐHSP.

- Xây dựng thang đo đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trẻ sau thời gian tập sự tại trường phổ thông.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

       1. Nguyen Cong Khanh, Nguyen Vinh Quang (2018), Building Student Outcome Standard of High School Teacher Training Programs in Vietnam, American Jourrnal of Education Research, 2018, vol.6, No 6, pp. 710-715. DOI:10.12691/education-6-6-19

       2. Mai Quốc Khánh, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Nam Phương, Nguyễn Vinh Quang, Đỗ Thành Trung (2020), Đánh giá kĩ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm theo rubric đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tạp chí Khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 1, pp. 74-9

       3. Nguyen Vinh Quang (2020), Teaching capacity framework of students at university of education met the requirements for new higher education program 2018, Proceedings of the 3RD international conference on teacher education renovation (ICTER 2020): Teacher competencies for education 4.0, pp. 662-676, ISBN: 978-604-9984-82-2

       4. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, Đào Thị Oanh, Vũ Thị Sơn, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Vinh Quang (2020), Phát triển khung chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ở một số trường đại học sư phạm, Tạp chí Khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 9, pp. 164-179.

       5. Mai Quoc Khanh, Tran Trung Tinh, Trinh Thuy Giang, Nguyen Thi Thanh Hong, Phan Trung Kien, Nguyen Vinh Quang (2021), The Process of Forming Students’ Pedagogical Professionalism: A Case Study at Hanoi National University of Education in Vietnam. Linguistics and Culture Review, 2021, 5(S3), pp. 704-712. //doi.org/10.21744/lingcure.v5nS3.1531.

Ngày  20   tháng 09 năm 2023

03:09 29/09/2023

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ