Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

Thông tin Luận án tiến sĩ của NCS Lại Thị Yến Ngọc

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lại Thị Yến Ngọc            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/02/1981                                               4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 1282/QĐ-CTHSSV ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Điều chỉnh tên đề tài luận án lần 1 thành “Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giáo dục học sinh của giáo viên trung học phổ thông” tại Quyết định số 241/QĐ-ĐT ngày 27/02/2017;

- Quyết định kéo dài 12 tháng lần 1 để bảo vệ luận án tại Quyết định số 1999/QĐ-ĐHGD ngày 06/12/2018;

- Quyết định kéo dài 12 tháng lần 2 để bảo vệ luận án tại Quyết định số 2131/QĐ-ĐHGD ngày 02/12/2019;

- Buộc thôi học tại Quyết định số 2700/QĐ-ĐHGD ngày 31/12/2020;

- Cho phép NCS quay trở lại để bảo vệ luận án tại Quyết định số 1797/QĐ-ĐHGD ngày 04/10/2022;

- Điều chỉnh tên đề tài luận án lần 2 thành: “Xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực giáo dục học sinh của giáo viên trung học phổ thông” tại Quyết định số 2095/QĐ-ĐHGD ngày 14/11/2022;

7. Tên đề tài luận án: Xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực giáo dục học sinh của giáo viên trung học phổ thông

8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục       9. Mã số: 9140115

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 

+ CBHD1: PGS.TS. Lê Kim Long;

+ CBHD2: GS.TS. Jong Seung Lee

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã xây dựng được cấu trúc năng lực giáo dục HS của GV gồm 6 năng lực thành phần: (1) Năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục HS dựa trên sự hiểu biết về HS và môi trường giáo dục; (2) Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục; (3) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường; (4) Năng lực ứng xử sư phạm và tư vấn, hỗ trợ HS; (5) Năng lực phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục HS; (6) Năng lực đánh giá và phản hồi kết quả rèn luyện của HS. Luận án đã chứng minh được các thành phần trong cấu trúc năng lực giáo dục HS có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên sự ổn định của cấu trúc. Từ cấu trúc năng lực này, tác giả xây dựng thang đo từ những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo của năng lực thành phần trong năng lực giáo dục HS của GV.

Đã được chứng minh được về độ tin cậy, độ giá trị đảm bảo các yêu cầu của công cụ đánh giá. Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA về thang đo năng lực giáo dục HS của GV (thang tự đánh giá) cho thấy, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 (từ 0.510 đến 0.934), và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau. Do vậy, các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA. Việc phân tích nhân tố khẳng định CFA đã cho thấy độ giá trị hội tụ AVE đều >0.5, cụ thể dao động từ 0.640 đến 0.769, như vậy là đáp ứng yêu cầu. Độ giá trị phân biệt MSV <AVE, tất cả các giá trị MSV đều thấp hơn AVE ở tất cả các năng lực thành phần NL1, NL2, NL3, NL4, NL5, NL6. Giá trị MaxR(H) đều lớn hơn giá trị tương quan của các năng lực thành phần, hệ số tải nhân tố ở các năng lực thành phần đều > 0.5. Như vậy, một lần nữa kết quả đã khẳng đinh tính phân biệt, tính hợp lệ và độ tin cậy của công cụ đánh giá năng lực giáo dục HS của GV THPT. Về độ tin cậy của công cụ, kết quả tính hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy, độ tin cậy của các tiểu thang đo năng lực thành phần đạt từ 0.928 đến 0.975 là rất cao, đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy của một thang đánh giá.

Thông qua khảo sát, phân tích thực trạng năng lực giáo dục HS của GV THPT tại khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung, năng lực giáo dục HS của GV đã chỉ ra một số biểu hiện của năng lực thành phần còn chưa cao.

Xây dựng được hướng dẫn sử dụng công cụ giúp GV, CBQL sử dụng hiệu quả và đúng mục đích.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có):

- GV THPT và các nhà quản lý có thể sử dụng công cụ tự đánh giá năng lực giáo dục HS để có những quyết định phát triển năng lực nghề nghiệp cho bản thân cũng như đội ngũ đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và của thời đại.

- Những tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ báo của năng lực giáo dục HS của GV THPT có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về xây dựng công cụ đánh giá năng lực giáo dục HS cho các bên liên quan.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có): xây dựng công cụ đánh giá năng lực giáo dục HS của GV THPT từ CBQL, đồng nghiệp và HS.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

     1. Nguyễn Quý Thanh, Lại Thị Yến Ngọc (2017), Kinh nghiệm quốc tế về chuẩn nghề nghiệp giáo viên và quy trình xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TPHCM, ISBN: 978-604-958-103-8.

     2. Lại Thị Yến Ngọc (2018), Năng lực giáo dục học sinh của giáo viên trung học phổ thông, International Conference “ Education for all”; NXB ĐHQGHN; ISBN: 978-604-62-6622-8.

    3. Lai Thi Yen Ngoc (2022), Assessing the status quo student education competence of high school teachers, Proceedings of 2nd Hanoi forum on pedagogical and educational sciences, ISBN 978-604-342-795-0, Vietnam National University Press, Hanoi.

     4. Lai Thi Yen Ngoc (2022), Tool design for assesment of student education competence of high school teacher, Proceedings of 2nd Hanoi forum on pedagogical and educational sciences, ISBN 978-604-342-795-0, Vietnam National University Press, Hanoi.

     5. Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Sỹ Thư, Phạm Minh Giản, Lại Thị Yến Ngọc (2022), Nâng cao năng lực, phẩm chất người thầy, người giáo viên chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Sách chuyên khảo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN: 978-604-384-679-9.

03:09 21/09/2023

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ