Phát biểu khai mạc Hội thảo, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục GS.TS. Nguyễn Quý Thanh nhấn mạnh, Trường Đại học Giáo dục có tư duy cởi mở trong việc khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Bên cạnh việc đào tạo sinh viên các khối ngành sư phạm, những năm gần đây Nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo sinh viên các ngành về khoa học giáo dục. Do đó, sinh viên sư phạm và sinh viên các ngành khoa học giáo dục có nhiều cơ hội hợp tác nghiên cứu và thực tế đã có một số nhóm sinh viên đạt được giải thưởng cao trong các cuộc thi do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Unesco, Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục GS.TS. Nguyễn Quý Thanh
Hiệu trưởng nhắn nhủ: “Tiềm năng và triển vọng về nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục và sư phạm là rất lớn, do đó sinh viên hãy chú trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu.
Mọi xuất phát điểm của nghiên cứu khoa học đều được bắt đầu từ những trăn trở, tranh luận đời thường như: từ học tập, công việc và cuộc sống…Và các em cần nhận thức được rằng, nghiên cứu khoa học quan trọng như thế nào trong các tranh luận về khoa học giáo dục và ứng dụng thực tế trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
Các giáo viên và nhà giáo dục tương lai cần xác định vấn đề nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc và bài bản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường”.
Trong khuôn khổ hoạt động NCKH của sinh viên năm học 2022-2023, Trường Đại học Giáo dục cho ra mắt cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sinh viên mở rộng với mục đích tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng.
Cuốn Kỷ yếu gồm 26 bài Báo cáo khoa học, được chia thành 2 nhóm nội dung cơ bản: (1) Khoa học sư phạm và công nghệ giáo dục; (2) Một số nghiên cứu về giáo dục trong nhà trường.
Trước đó, Ban tổ chức đã nhận được tổng số gần 60 đề xuất ban đầu, Hội đồng chuyên môn đã lựa chọn ra 26 báo cáo khoa học xuất sắc nhất được công bố kết quả trong Kỷ yếu, trong đó có 18 Báo cáo của sinh viên trường Đại học Giáo dục và 8 báo cáo của các nhóm sinh viên thuộc các trường: Đại học Sài Gòn, Đại học Sư phạm-ĐH Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Sư phạm Thái Nguyên.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo giảng viên và sinh viên
Đây là năm thứ 2 liên tiếp Trường Đại học Giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên mở rộng nhằm mở rộng quy mô tham dự cho sinh viên các trường sư phạm trong cả nước tham gia nghiên cứu khoa học; tạo dựng môi trường cho sinh viên các trường Đại học có đào tạo về sư phạm có cơ hội học tập, nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực: khoa học giáo dục, khoa học sư phạm, quản lý giáo dục và đo lường, đánh giá trong giáo dục.
Ban tổ chức đã lựa chọn báo cáo tiêu biểu, đại diện cho các lĩnh vực nghiên cứu trình bày tại Hội thảo:
Hình ảnh sinh viên báo cáo tại Hội thảo
Báo cáo thứ nhất: “Ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập và hướng dẫn phụ huynh”. Nhóm sinh viên: Lê Bá An, Lê Thị Thu Hà - Lớp QH2020-S Tham vấn học đường; Nguyễn Thị Thảo Linh, Lớp QH2019-S tham vấn học đường; Nguyễn Linh Chi, Lớp N2 - GD3 QH2022S.
Báo cáo thứ hai: “Thiết kế sách tương tác nhằm giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi”. Nhóm sinh viên: Phạm Thị Phương Na, Đặng Thị Lan Trinh, Nguyễn Thị Tài Linh, Lê Thị Thùy Dương, Võ Thị Hiền Lương - Khóa 20, lớp 20SMN3, khoa Giáo dục Mầm non - Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng.
Báo cáo thứ ba: “Vận dụng mô hình 5E trong tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh THPT”. Nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Chúc, Mai Tuấn Anh, Phạm Thị Thảo Chi, Lưu Thị Ngọc Mai - Lớp : QH2019S – Sư phạm Ngữ văn.
Báo cáo thứ tư: “Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Lịch sử Chủ để “văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại” ở lớp 10 THPT. Nhóm sinh viên: Nguyễn Hoàng Gia Phúc - Khóa 70, lớp Chất lượng cao, ngành Sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Báo cáo thứ năm: “Tác động của người có tầm ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”. Nhóm sinh viên: Lê Hoàng Anh, Đinh Hồng Anh, Triệu Mai Anh, Nguyễn Mai Anh, Đinh Minh Hạnh - Lớp: QH2021S - Quản trị chất lượng.
Báo cáo thứ sáu: “Thực tế ảo tăng cường Eon - XR trong giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân phòng chống dịch Covid-19 và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ 5-6 tuổi”. Nhóm sinh viên: Trần Thị Huyền Trang - Lớp : QH2020S, GD5, Ngành Giáo dục Mầm non.
PGS.TS. Phạm Kim Chung chia sẻ và góp ý cho các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Cô Nguyễn Triều Tiên - giảng viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, cô là đại diện Nhà trường dẫn đoàn sinh viên tham gia báo cáo tại Hội thảo
Các nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo tại Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý đến từ các bạn sinh viên
Tại Hội thảo, các nhóm báo cáo tập trung trình bày nội dung đề tài nghiên cứu và trải lời các câu hỏi của Ban tổ chức. Cùng với các nhóm nghiên cứu và sinh viên tham dự hội thảo tập trung làm rõ nhiều vấn đề chung về nghiên cứu khoa học và các vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài.
Trường học Giáo dục – ĐHQGHN cũng đã trao tặng giấy khen và giải thưởng cho các cá nhân/ nhóm nghiên cứu đã đạt giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường năm học 2022-2023.
Phó Hiệu trưởng TS. Nguyễn Đức Huy trao giấy khen và giải thưởng cho 3 nhóm sinh viên đạt giải Nhất
Phó Hiệu trưởng TS. Nguyễn Đức Huy và Phó Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục PGS.TS. Trần Văn Công trao giấy khen và phần thưởng cho 3 nhóm sinh viên đạt giải Nhì
Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Phát triển TS. Đoàn Nguyệt Linh trao giấy khen và phần thưởng cho 4 nhóm sinh viên đạt giải Ba
Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Quản trị Chất lượng PGS.TS. Nguyễn Thuý Nga trao giấy khen và phần thưởng cho 5 nhóm sinh viên đạt giải Khuyến khích
Bên cạnh đó, các sinh viên và nhóm sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có đề tài nghiên cứu xuất sắc tham gia trình bày báo cáo tại Hội thảo cũng nhận được giấy chứng nhận của Nhà trường
Danh sách các cá nhân/ nhóm nghiên cứu được tặng giấy khen và giải thưởng Sinh viên NCKH năm học 2022-2023:
TT |
Họ và tên sinh viên/nhóm NC |
Tên báo cáo |
GVHD |
Giải |
1 |
Lê Bá An, Lê Thị Thu Hà, lớp QH2020-S Tham vấn học đường; Nguyễn Thị Thảo Linh, lớp QH2019S - Tham vấn học đường; Nguyễn Linh Chi, lớp N2 - GD3 QH2022S |
Ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập và hướng dẫn phụ huynh |
PGS.TS Trần Văn Công |
Nhất |
2 |
Lê Hoàng Anh, Đinh Hồng Anh, Triệu Mai Anh, Nguyễn Mai Anh, Đinh Minh Hạnh; lớp: QH2021S - Quản trị chất lượng giáo dục |
Tác động của người có tầm ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
|
PGS.TS Nguyễn Thúy Nga |
Nhất |
3 |
Trần Thị Huyền Trang, lớp : QH2020S, GD5, N2 Ngành Giáo dục Mầm non |
Thực tế ảo tăng cường Eon - XR trong giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân phòng chống dịch Covid-19 và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ 5-6 tuổi |
TS. Chu Thị Hồng Nhung |
Nhất |
4 |
Nguyễn Thị Chúc, Mai Tuấn Anh, Phạm Thị Thảo Chi, Lưu Thị Ngọc Mai, lớp : QH2019S – Sư phạm Ngữ văn. |
Vận dụng mô hình 5E trong tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh THPT |
PGS.TS Lê Hải Anh |
Nhì |
5 |
Đinh Thị Thu Trang, QH-S-2020, Quản trị chất lượng giáo dục; Lê Hương Ly, QH-S-2020, Tham vấn học đường |
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ cơ thể trong lớp học của sinh viên với hứng thú và tính tự hiệu quả học tập |
PGS.TS Trần Văn Công |
Nhì |
6 |
Nguyễn Mạnh Tuấn; Khoá: QH2019S, Lớp: Sư phạm Ngữ văn |
Đề xuất một số chiến thuật đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn cho học sinh phổ thông |
TS. Phạm Thị Thu Hiền |
Nhì |
7 |
Nguyễn Lê Nguyệt Minh Lớp: QH-2021S Sư phạm Ngữ Văn |
Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và học sinh lớp 9 trong việc học tập |
TS. Trần Văn Tính |
Ba |
8 |
Nguyễn Hải Đạt QH2020S - Quản trị công nghệ Giáo dục; Hồ Thị Xuân, QH2021S - Sư phạm Toán học Bùi Thị Diệu Linh, QH2019S - Tham vấn học đường |
Xây dựng mô hình 3D trong dạy học Toán bằng 3Ds Max: tổng quan nghiên cứu |
ThS. Nguyễn Đức Nguyên |
Ba |
9 |
Trần Thị Bưởi Lớp QH2021 – Sư phạm KHTN |
Xây dựng học liệu số hỗ trợ tổ chức dạy học môn Khoa học Tự nhiên 6 bằng công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường |
TS. Nguyễn Thúy Quỳnh |
Ba |
10 |
Trần Thị Đào Lớp: QH2021S, Quản trị chất lượng giáo dục; Trần Hải Yến, Trần Diệu Hoa, Lớp QH2021S, ngành Tham vấn học đường |
Hướng nghiệp cho thanh niên rối loạn phát triển qua đào tạo từ xa |
ThS. Nguyễn Viết Hiền |
Ba |
11 |
Nguyễn Đức Tài, Nguyễn Thị Minh Hằng Lớp QH2020S - Tham vấn học đường Nguyễn Thương Huyền Lớp QH2019S - Tham vấn học đường |
Nguy cơ thúc đẩy hành vi tự hại và hành vi tự tử ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội |
PGS.TS Trần Thành Nam |
Khuyến khích |
12 |
Hà Thị Hoa Lớp QH2020 – ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên Đặng Thanh Huyền Lớp QH2020 – ngành Sư phạm Toán học |
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ngành SP KHTN đáp ứng các yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 |
ThS. Đỗ Thùy Linh
|
Khuyến khích |
13 |
Ngô Thị Thúy Dịu Lớp: GD4.N1, QH2020S, Giáo dục Tiểu học |
Dạy học Tự nhiên Xã hội cho học sinh tiểu học theo tiếp cận giáo dục Stem |
TS. Phạm Quang Tiệp |
Khuyến khích |
14 |
Trần Khải Hoàn, Hà Thu Nguyệt Lớp: QH2021S-GD5.N2-Giáo dục Mầm non Nguyễn Khánh Diên, Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Thị Mến, Phạm Thảo Nguyên Lớp: QH2021S-GD5.N1-Giáo dục Mầm non |
Thực trạng tổ chức hoạt động cho trẻ 3-6 tuổi làm quen Tiếng Anh ở trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Nội |
ThS. Nguyễn Thiều Dạ Hương |
Khuyến khích |
15 |
Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Hoàng Yến |
Đề xuất mô hình nghiên cứu đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp của sinh viên ngành sư phạm, trường Đại học Giáo dục sau khi tốt nghiệp |
TS. Nguyễn Anh Tuấn |
Khuyến khích |
UEd Media