Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai

“Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai” là chủ đề của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH&CN) 18/5/2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát động. Hưởng ứng ngày KH&CN Việt Nam, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN tổ chức một số hoạt động chào mừng như: tổ chức Hội thảo khoa học của người học, Diễn đàn Hà Nội lần thứ nhất về khoa học giáo dục và sư phạm....

Nhân dịp này, UEd Media xin trân trọng giới thiệu tới độc giả một số kết quả tiêu biểu thuộc nhiệm vụ KH&CN của Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021:

Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN quốc gia:

Trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Trường ĐH Giáo dục có 11 đề tài khoa học cấp quốc gia được thực hiện.

Trong đó có 2 đề tài đã được nhiệm thu thành công và đúng thời hạn: đề tài “Nghiên cứu mô hình đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030” do GS.TS. Đào Trọng Thi làm chủ trì; đề tài “Phát triển dịch vụ xã hội cho người dân nông thôn: Thực trạng và giải pháp” do PGS.TS. Nguyễn Thị Hương làm chủ trì. Kết quả của các đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao trong giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục, quản lý sự thay đổi mô hình tự chủ trong giáo dục, và quá trình phát triển chương trình giáo dục tiếp cận chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các nghiên cứu này còn có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn đời sống.

Việc chú trọng khai thác nguồn kinh phí từ Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia cũng giúp cho số lượng đề tài cấp quốc gia của Nhà trường gia tăng đáng kể.

Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, cấp cơ sở

Đại học Giáo dục tiếp tục định hướng tập trung vào các đề tài có ý nghĩa lý luận thực tiễn mang tính ứng dụng cao trong Khoa học Giáo dục, tiệm cận chuẩn quốc tế.

Việc đa dạng hóa hình thức tham gia đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở bằng việc đặt hàng, tuyển chọn hoặc giao trực tiếp là điểm cải tiến đáng chú ý trong hoạt động KH&CN của Nhà trường.

Trường ĐH Giáo dục đã ban hành Quy trình Chương trình nghiên cứu cấp Trường theo Công văn số 1593/QĐ-ĐHGD, ngày 15 tháng 10 năm 2020. Các đề xuất chương trình nghiên cứu được phê duyệt như: quản trị giáo dục thông minh; hiệu quả của các công nghệ giáo dục hiện đại; cá nhân hóa học tập gồm: học tập kết hợp, thích ứng, đánh giá thích ứng; hiệu quả của các phương pháp dạy học theo vấn đề, dự án, trải nghiệm; tâm lý học lâm sàng trẻ em vị thành niên; phát triển tâm sinh lý trẻ em mần non và vấn đề giáo dục trước tuổi đến trường; các vấn đề tâm lý-xã hội của trường học phổ thông hiện nay.

Bên cạnh đó, Nhà trường cũng khuyến khích và tạo điều kiện đối với các giảng viên mới trong việc đăng ký đề tài và ưu tiên các đề tài có sản phẩm là bài báo đăng trên hệ thống tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus.

Thực hiện hợp tác với các bộ/ngành, doanh nghiệp, địa phương.

Trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 Trường ĐH Giáo dục đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành phố thực hiện các đề tài KH&CN (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ninh…) . Bên cạnh đó, Trường vẫn đang tiếp tục triển khai các dự án hợp tác với các ngành, địa phương trong nghiên cứu khoa học và hợp tác về giáo dục như: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, Điện Biên; Nam Định; Hưng Yên; Phú Thọ; Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global); Trường mẫu giáo Việt Triều Hữu nghị; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Trường ĐHKHTN; Trường Đại học Hà Nội; Trường Đại học Hùng Vương.

Thực hiện hợp tác quốc tế về KH&CN

Trong năm 2020, 5 tháng đầu năm 2021 do diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid nên việc triển khai các chương trình, dự án và ký kết mới với các đối tác quốc tế cũng bị hạn chế và gián đoạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó, Nhà trường vẫn đang tiếp tục triển khai 06 dự án hợp tác quốc tế mang tính mới và hội nhập quốc tế tại các diễn đàn giáo dục như:

Phối hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ và Đại học Vanderbiltthực hiện dự án “Mental Health Literacy Network”;

Đồng triển khai với Đại học Inland Nauy và ĐH Bergen nhằm tăng cường các hoạt động học thuật về Tâm lý học, Giáo dục và các ngành Khoa học xã hội khác trong dự án “Trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực” được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế và Nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học Na Uy (NORPART- 2018/10052);

Trường Đại học Giáo dục và Đại học Chiba, Nhật Bản tiếp tục triển khai dự án TWINCLE theo hình thức trực tuyến;

Sau khi kết thúc giai đoạn 1 của dự án “Dạy và học cùng nhau: tái xây dựng tầm nhìn quan hệ đối tác giáo dục xuyên quốc gia như cộng đồng hợp tác thực hành” được triển khai với Đại học City Birmingham, Vương quốc Anh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giáo dục tiếp tục tham gia mạng lưới IPDA để phát triển các nghiên cứu sâu trong lĩnh vực Giáo dục;

Mạng lưới nghiên cứu giữa Trường Đại học Giáo dục với các trường thành viên sư phạm UNITWIN với sự điều phối của Đại học Giáo dục Quốc gia Hàn Quốc (KNUE) được duy trì thông qua hình thức trực tuyến;

Dự án “Panel Theater” với Trường Đại học Shukutoku, Nhật Bản tiếp tục được triển khai.

Nghiên cứu khoa học sinh viên:

Năm học 2020-2021, Trường ĐH Giáo dục đã ban hành kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của người học. Trên cơ sở đó, giải pháp gắn liền với thay đổi về cơ chế, chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi và gia tăng cơ hội cho người học tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được kể đến như: chủ trương hệ thống hóa các quy định và hướng dẫn; giảng viên của nhà trường như một thành viên  của nhóm nghiên cứu cùng người học ngay từ bước lựa chọn đề tài nghiên cứu đến khi triển khai hoạt động nghiên cứu đạt hiệu quả; tăng cường vai trò chủ động của sinh viên trong việc đề xuất đề tài nghiên cứu – người học là chủ trì nghiên cứu chịu trách nhiệm kí kết Hợp đồng với nhà trường và tổ chức quá trình nghiên cứu, mỗi đề tài sau khi hoàn thành và được nghiệm thu được cấp kinh phí từ 5 triệu đến 20 triệu.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy trao bằng khen cho sinh viên

Trong năm học 2020-2021, có 17 nhóm sinh viên, HVCH đã được kí kết hợp đồng với nhà trường trong việc thực hiện các đề tài NCKH (tổng kinh phí gần 200 triệu đồng).

Giải thưởng Nghiên cứu khoa học:

Trong năm học 2020-2021, trường ĐHGD có 02 cá nhân (PGS.TS Đặng Hoàng Minh và PGS.TS Lê Thị Thu Hiền) vinh dự nhận Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN vì có thành tích cao trong công bố khoa học; 12 giải sinh viên NCKH cấp trường; Đặc biệt cuối năm 2020 có 1 giải Quốc tế; 1 giải khuyến khích SV NCKH cấp Bộ; 1 giải SV NCKH do Thành đoàn TP HCM tổ chức (Eureka).

Năm 2020 và 2021 ghi nhận những khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu. Ảnh hưởng của dịch bệnh, cách ly xã hội là nguy cơ nhưng cũng là cơ hội để nghiên cứu khoa học vươn lên mạnh mẽ. Trường Đại học Giáo dục đã và đang kiên định với việc phát triển, đổi mới sáng tạo các hoạt động Khoa học & Công nghệ, và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo. Những kết quả đạt được về KH&CN của Trường ĐH Giáo dục trong năm qua phần nào khẳng định được định hướng đúng đắn và uy tín của Nhà trường trên con đường trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu nằm trong tốp đầu của Việt nam về khoa học và công nghệ giáo dục, một số ngành đạt trình độ tiên tiến của châu Á. 

11:05 16/05/2021

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ