Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

Đào tạo nhà giáo dục trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực Hướng tới 20 năm xây dựng và phát triển Casino trực tuyến Việt Nam dục (1999 - 2019)

Việc hình thành và phát triển Khoa Sư phạm – ĐHQGHN trước đây và Trường ĐH Giáo dục ngày nay đã đánh dấu sự ra đời và phát triển một mô hình đào tạo mới trong lịch sử khoa học giáo dục Việt Nam. Đây là mô hình đào tạo mới trong hệ thống giáo dục Việt Nam với mục tiêu đào tạo mở, hướng tới sự liên thông tuyệt đối trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao nhằm đào tạo ra những người thầy đạt trình độ quốc tế. Có thể nói đây cũng là sáng kiến lớn của Đảng bộ ĐHQGHN trong quá trình tìm kiếm đường đi phù hợp của riêng mình. Nhờ đó cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực cơ bản đã định hình một cách hiệu quả, vững chắc. Bản tin ĐHQGHN đã có cuộc phỏng vấn GS.VS. Đào Trọng Thi, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Nguyên Giám đốc ĐHQGHN, về chủ trương thành lập Trường ĐH Giáo dục cũng như tính ưu việt của một mô hình đào tạo giáo viên hoàn toàn mới ở Việt Nam.

Thưa GS, việc  thành lập các Khoa trực thuộc sau đó phát triển thành trường đại học có phải là một sự khác biệt đầy sáng tạo trong bối cảnh giáo dục đại học nước nhà chủ yếu đang hoạt động theo mô hình truyền thống?

Chắc chắn là khác biệt và đó phải là một mô hình đại học hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển đại học thế giới. Trong suy nghĩ của chúng tôi lúc bấy giờ, mô hình ĐHQGHN phải đáp ứng 3 tiêu chí: Một là có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, nghĩa là phải có các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, luật, y khoa… Hai là phải đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, trình độ cao để xứng đáng với vai trò đầu tàu đổi mới giáo dục nước nhà. Ba là phải được hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, tức là có nguồn lực và động lực phát triển trên cơ sở được Nhà nước ưu tiên đầu tư cả về cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ giảng viên và quan trọng nhất là được giao cơ chế quản lý và hoạt động tự chủ.

Sau một thời gian trăn trở trong việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu ĐHQGHN, Đảng ủy ĐHQGHN đã quyết định thay đổi phương thức phát triển cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng phát huy nội lực, tự xây dựng các lĩnh vực mới trên cơ sở những ngành học sẵn có. Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng bộ ĐHQGHN đã chủ trương thành lập các khoa trực thuộc ĐHQGHN về các lĩnh vực mới, từng bước phát triển và đến khi đủ điều kiện thì nâng cấp thành các trường thành viên. Thế mạnh vẫn được xác định là các ngành khoa học cơ bản, còn những lĩnh vực khác thì không phát triển toàn diện, dàn trải mà chỉ ưu tiên lựa chọn phát triển những hướng hiện đại, mũi nhọn nhất. Một loạt các khoa trực thuộc đã ra đời sau đó: Khoa Công nghệ được thành lập trên cơ sở Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Điện tử viễn thông của Trường ĐHKHTN; Khoa Kinh tế và Khoa Luật phát triển từ Khoa Kinh tế chính trị và Khoa Luật của Trường ĐHKHXHNV; Ngày 21/12/1999, Khoa Sư phạm (tiền thân của Trường ĐH Giáo dục) chính thức được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN.

Phải nói đó chính là một sáng tạo rất lớn của Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQGHN thời kì đó. ĐHQGHN đã vận dụng rất thành công việc xây dựng đi lên từ các Khoa trực thuộc. Một đơn vị về mặt hành chính ngang cấp trường có con dấu có tài khoản nhưng lại do Ban Giám đốc ĐHQGHN được quyền quyết định thành lập. Và như vậy, ĐHQGHN đã nhanh chóng bổ sung được cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực của mình theo hướng lựa chọn tinh hoa, mũi nhọn. Đây là một sự lựa chọn và quyết định đúng đắn để có chất lượng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, mà ở đây phải là chất lượng cao. Những đơn vị tạo ra sự khác biệt về chất lượng lại chính là những trường đại học thành viên theo mô hình quản trị mới, tân tiến, phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới.

GS.VS Đào Trọng Thi khi đó là Giám đốc ĐHQGHN và Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm tại Lễ kí kết hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sư phạm với Trường Đại học New England, Úc về chương trình đào tạo liên kết quốc tế Thạc sĩ Quản lý Giáo dục năm 2006

Mô hình đào tạo giáo viên của Trường ĐH Giáo dục có gì khác biệt so với mô hình đào tạo giáo viên truyền thống mà các trường đại học sư phạm đang làm, thưa GS?

Trường ĐH Giáo dục mục đích chính không phải là đào tạo giáo viên mà mục đích chính là đào tạo ra nhà giáo dục, những người hoạt động trong ngành giáo dục, hoạt động phát triển giáo dục.

So với các khoa trực thuộc khác như Khoa Công nghệ, Khoa Kinh tế hay Khoa Luật thì việc thành lập Khoa Sư phạm hoàn toàn bắt đầu từ con số “0”, được xây dựng hoàn toàn mới. Ngay từ đầu ĐHQGHN đã xác định, Khoa Sư phạm, và Trường ĐH Giáo dục sau này, phải tạo nên sự khác biệt. Đó là khác biệt trong hoạt động để đào tạo nên những người thầy, những nhà giáo dục trong thế kỉ mới. Để làm được điều đó, nhà trường phải phát huy hiệu quả tính ưu việt, liên thông toàn diện của một đơn vị thành viên trong một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao như ĐHQGHN. Tiếp đó là có những chương trình đào tạo đặc sắc. Mô hình đào tạo giáo viên chất lượng cao của Trường ĐH Giáo dục vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của các mô hình tinh tiến trên thế giới, vừa là sự kế thừa đầy sáng tạo của mô hình đào tạo truyền thống ở Việt Nam.

Tôi xin nhấn mạnh rằng, việc thành lập Khoa Sư phạm và Trường ĐH Giáo dục sau này đã đánh dấu sự ra đời một mô hình đào tạo mới trong lịch sử khoa học giáo dục Việt Nam. Đây là mô hình đào tạo mở hướng tới sự liên thông tuyệt đối trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Bên cạnh đào tạo giáo viên, Trường ĐH Giáo dục là cơ sở tiên phong đào tạo những ngành mới trong lĩnh vực khoa học giáo dục, có nhiệm vụ đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học giáo dục: chuyên gia hướng nghiệp, sức khỏe tâm thần, quản lý giáo dục, đo lường đánh giá, tham vấn học đường… Bên cạnh đó, trường cũng sẽ triển khai đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học cho cán bộ quản lý, lãnh đạo của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Có lẽ chính sự khác biệt trong triết lý hoạt động cho nên ngay tên gọi của nhà trường đã phản ánh điều đó, thưa GS?

Đúng vậy, tên gọi Trường ĐH Giáo dục đã phản ánh triết lý đào tạo của Nhà trường. Vậy tại sao khi thành lập Khoa (năm 1999) lại gọi là Khoa Sư phạm mà không gọi là Khoa Giáo dục theo đúng ý tưởng ban đầu. Là bởi vì hồi đó nếu gọi Khoa Giáo dục là một khái niệm xa lạ với xã hội và chưa được xã hội đón nhận, sợ rằng sinh viên không được hưởng những ưu đãi như sinh viên các trường sư phạm khác, khi ra trường sinh viên khó xin việc ở các cơ sở giáo dục phổ thông. Vì vậy, tên gọi Khoa Sư phạm là giải pháp tình thế lúc bấy giờ. Mặc dù việc thành lập Khoa Sư phạm được bắt đầu từ con số “0” nhưng nó được kỳ vọng để nhanh chóng phát triển thành Trường ĐH Giáo dục thuộc cơ cấu theo mô hình một đại học thành viên mới của ĐHQGHN.

Nhiều người cũng thắc mắc tại sao không đặt tên là “Trường ĐH Sư phạm” hay “Trường ĐH Khoa học Giáo dục”. Trên thế giới các khoa hay trường đại học giáo dục trong các đại học đa ngành, đa lĩnh vực đều gọi là “Faculty of Education” hoặc “College of Education” như vậy cả về ý nghĩa và thuật ngữ thì “Khoa học giáo dục” hay “Sư phạm” là quá hẹp. Gọi là “Giáo dục” sẽ bao quát được toàn bộ phạm vi trong triết lý đào tạo của Nhà trường là đào tạo giáo viên và nghiên cứu chất lượng cao, trình độ cao trong khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục.

So với các trường đại học thành viên khác trong ĐHQGHN thì Trường ĐH Giáo dục, bên cạnh những thuận lợi chắc hẳn gặp nhiều khó khăn hơn, thưa GS?

Phải nói rằng Trường ĐH Giáo dục xuất phát điểm từ con số “0” tức là không có một yếu tố sẵn có nào trong lĩnh vực đào tạo giáo viên về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khi đó: kể cả người đứng đầu, cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất. Phương thức đào tạo giáo viên theo “mô hình kế tiếp” theo thông lệ quốc tế chưa được sự ủng hộ của các chuyên gia, nhà giáo trong hệ thống đào tạo sư phạm khi đó còn đang rất tâm huyết với phương thức đào tạo giáo viên theo mô hình truyền thống. Bởi vậy, việc lựa chọn người đứng đầu phải là người có uy tín về khoa học, có tầm nhìn nhưng lại không thể chọn những người có kinh nghiệm và vị thế trong giới sư phạm, khoa học giáo dục Việt nam. Trong bối cảnh đó GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc sau này là Hiệu trưởng sáng lập Trường ĐH Giáo dục được ĐHQGHN mời về làm Chủ nhiệm Khoa Sư phạm.

Ra đời muộn hơn so với các trường đại học thành viên khác của ĐHQGHN nên cơ sở hạ tầng cũng có nhiều hạn chế do không thể phát triển cơ sở vật chất ở nội đô trong khi cơ sở vật chất ở Hòa Lạc lại chưa sẵn sàng.

Để có đội ngũ đáp ứng yêu cầu khá đặc biệt của Trường ĐH Giáo dục cần quá trình dày công xây dựng và phát triển.

Thưa GS, Trường ĐH Giáo dục đã triển khai mô hình đào tạo giáo viên tiên tiến của thế giới - mô hình đào tạo giáo viên kiểu mới trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Xin GS có thể nói rõ hơn về tính độc đáo và ưu việt của mô hình này?

Lần đầu ở Việt Nam mô hình đào tạo giáo viên phổ thông theo mô hình nối tiếp - đan xen 3+1 trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực như ĐHQGHN, mô hình đã được thể nghiệm trong giai đoạn 2000 - 2005 tại Khoa Sư phạm. Sang đến giai đoạn 2006 – 2012, công tác đào tạo giáo viên được tổ chức theo mô hình kế tiếp 3+1 và 4+1. Mô hình mới 3+1 và 4+1 trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Mô hình 3+1 được xây dựng với thời gian 3 năm đào tạo kiến thức cơ bản tại các  thành viên của ĐHQGHN và 1 năm đào tạo kiến thức nghiệp vụ sư phạm, giáo dục tại Trường ĐH Giáo dục. Còn mô hình 4 +1 được thiết kế đào tạo khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm, giáo dục cho những đối tượng cử nhân khoa học, ngành đào tạo tương ứng trong thời gian 1 năm.

Qua quá trình hình thành, rút kinh nghiệm đã có được mô hình a+b như Trường ĐH Giáo dục hiện nay. Đào tạo giáo viên không phải là mục đích chính mà đào tạo giáo viên là để thực hành những nghiên cứu về khoa học giáo dục và quản lý giáo dục. Mô hình mới này đã khai thác được thế mạnh về khoa học giáo dục cơ bản của các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN. Mặc dù là sinh viên sư phạm nhưng lại được đào tạo kiến thức khoa học cơ bản giống như sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Từ đó phát huy được thế mạnh của một đơn vị thành viên trong đại học đa ngành đa lĩnh vực như ĐHQGHN. Đồng thời khẳng định một mô hình, một phương thức đào tạo giáo viên mới và như vậy nhiệm vụ đào tạo giáo viên cũng phải được hạn chế về số lượng nhưng với mục đích đào tạo giáo viên chất lượng cao.

Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, mô hình đào tạo giáo viên này đã có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Các thế hệ sinh viên sư phạm trưởng thành tại Trường ĐH Giáo dục đã có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và giáo dục, được xã hội công nhận và tôn vinh. Ưu điểm của mô hình đào tạo giáo viên này là giải quyết được vấn đề thừa, thiếu giáo viên và đào tạo được các nhà giáo có tư duy của nhà khoa học, kiến thức khoa học cơ bản vững vàng đồng thời có  hiểu biết vững chắc của nhà giáo dục.

Bên cạnh thế mạnh truyền thống trong đào tạo giáo viên theo mô hình a+b, Trường ĐH Giáo dục tích cực mở ra các hướng nghiên cứu và đào tạo mới về khoa học giáo dục. Những ngành/chuyên ngành đang có (Quản lý Giáo dục, Quản trị trường học, Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Tham vấn học đường, Công nghệ Giáo dục, Khoa học Giáo dục) tiếp tục được duy trì và nâng cao chất lượng. Song song với việc đào tạo trong nước, Trường ĐH Giáo dục đã triển khai các hoạt động liên kết đào tạo quốc tế và chuyển giao công nghệ đào tạo thông qua các chương trình đào tạo thạc sĩ quốc tế.

GS đánh giá thế nào về chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển của Trường ĐH Giáo dục?

Trong quá trình xây dựng và phát triển của Trường ĐH Giáo dục, tôi cho rằng Nhà trường đã có 4 đóng góp hết sức quan trọng. Đóng góp đầu tiên và cũng là đóng góp quan trọng nhất của Trường ĐH Giáo dục là phát triển thành công và khẳng định một phương thức đào tạo giáo viên mới hội nhập quốc tế, khai thác và phát huy được thế mạnh liên thông liên kết của đại học đa ngành, đa lĩnh vực để đào tạo giáo viên. Trường ĐH Giáo dục đã thực hiện tốt sứ mạng của mình trong cơ cấu đại học đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN. Thứ hai, Nhà trường đã đạt được những thành tích bước đầu đáng trân trọng trong nghiên cứu, chuyển giao các lĩnh vực mới, hiện đại về khoa học giáo dục. Thứ ba, Trường đã mở rộng, phát huy và nâng cao được hiệu quả về hợp tác quốc tế với nhiều đối tác có uy tín để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và phát triển đội ngũ cán bộ, phát triển cơ sở vật chất. Thứ tư, Trường ĐH Giáo dục đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và phấn đấu để sớm trở thành một đại học định hướng nghiên cứu có các chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, đào tạo cho các nước trong khu vực và trên thế giới.

Những gì mà Trường ĐH Giáo dục đã làm được là minh chứng rõ nhất cho chủ trương đúng đắn của ĐHQGHN trong việc phát triển ĐHQGHN trở thành đại học định hướng nghiên cứu đa ngành đa lĩnh vực có tính hội nhập cao theo hướng hiện đại dần đạt chuẩn quốc tế.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

 

 

Thông tin Trường ĐH Giáo dục

Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao và trình độ cao trong khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay cơ cấu tổ chức của Trường ĐH Giáo dục bao gồm 07 Phòng, 05 Khoa, 05 Trung tâm trực thuộc và Trường THPT Khoa học Giáo dục. Nhà trường đang triển khai đào tạo 31 ngành/chuyên ngành gồm: 16 ngành đào tạo cử nhân, 11 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 4 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có 3 ngành mới đào tạo cử nhân là: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Sư phạm Lịch sử - Địa lý và 01 chuyên ngành mới là đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận, phương pháp và Công nghệ dạy học dự kiến tuyển sinh trong năm 2020. Ngoài đào tạo các ngành cử nhân sư phạm truyền thống, Trường ĐH Giáo dục chú trọng đào tạo các ngành/chuyên ngành mới về khoa học giáo dục như: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Tham vấn học đường, Khoa học giáo dục, Quản trị trường học, Quản trị Công nghệ Giáo dục, Đo lường và đánh giá trong giáo dục… Mỗi năm, Trường tham gia bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp các cấp cho hơn 10.000 giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Trường ĐH Giáo dục là một trong những đơn vị có tỷ lệ giảng viên có chức danh khoa học cao trong nhiều năm gần đây. Trường luôn giữ vững tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên trong tổng số giảng viên cơ hữu của Trường là 83%, trong đó tỷ lệ cán bộ khoa học có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư là 30%. Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm trung bình đạt 95%. Nhiều đề tài dự án cấp Nhà nước, đề tài quỹ NAFOSTED, đề tài cấp Bộ, tỉnh/thành và đề án hợp tác nghiên cứu quốc tế với các tổ chức song phương và đa phương được triển khai thực hiện.

Các chuyên gia, nhà khoa học của Trường Đại học Giáo dục đã tham gia tư vấn chính sách cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ ngành Trung ương và địa phương về các vấn đề chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển giáo dục, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học – công nghệ. Thành tích nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên liên tiếp gia tăng thể hiện ở số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế. Trường có mạng lưới liên kết quốc tế rộng khắp về nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học sư phạm, góp tiếng nói chung của các nhà giáo dục vào sự phát triển của giáo dục nước nhà.

Hoạt động đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng đào tạo được Trường ĐH Giáo dục xem như là một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao chất lượng của Nhà trường. Năm 2016, Trường ĐH Giáo dục thực hiện đợt đánh giá chất lượng cấp cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học của Bộ GD&ĐT và đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với tỷ lệ số tiêu chí đạt yêu cầu cao. Ở cấp chương trình đào tạo, Trường ĐH Giáo dục có 02 chương trình đào tạo cử nhân và 02 chương trình đào tạo thạc sĩ được kiểm định và đạt chuẩn theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, 02 chương trình được đánh giá nội bộ theo chuẩn của AUN.

Đức Phường - Dương Yến (thực hiện)

11:11 17/11/2019

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ