Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

TS. Lê Quý Thường: “Hãy kiên trì theo đuổi đam mê”

“Tình yêu với Toán học thuần túy và mong muốn trở thành một nhà toán học lý thuyết đã giúp mình lựa chọn con đường đi phù hợp” – TS. Lê Quý Thường, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã chia sẻ về cơ duyên giúp anh trở về công tác tại nơi mình đã từng học tập.

TS. Lê Quý Thường là sinh viên xuất sắc khóa I của Khoa Sư phạm, tiền thân của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN. Sau khi tốt nghiệp, anh được giữ lại làm giảng viên tại Bộ môn Đại số – Hình học – Tôpô, Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.

Năm 2008, TS. Lê Quý Thường học Thạc sĩ tại ĐH Paris 6 (Pháp) theo diện học bổng Évariste Galois của Chính phủ Pháp, sau đó tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại trường này. Anh bảo vệ luận án Tiến sỹ năm 2012 và tiếp tục làm nghiên cứu viên Sau Tiến sỹ tại Paris, Rennes (Pháp), Trieste (Italia), Bonn, Oberwolfach (Đức), Bilbao (Tây Ban Nha) và Leuven (Bỉ). TS. Thường cũng có dịp đi trao đổi hợp tác nghiên cứu và tham gia hội nghị tại nhiều nơi. Từ đầu năm 2018, anh quyết định về nước, trở lại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và tiếp tục làm việc tại đây.

TS. Lê Quý Thường (ngoài cùng bên phải) nhận khen thưởng cho công trình khoa học xuất sắc

- Anh có thể cho biết là sau khi tốt nghiệp ra trường cơ duyên nào đã giúp anh được trở về làm việc tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên? Những kiến thức được học từ trường ĐH có giúp ích cho anh những gì trong công việc hiện tại?

Chương trình đào tạo của Khoa Sư phạm - ĐHQGHN hoạt động theo mô hình 3+1, theo đó sinh viên được gửi sang học tại các Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn trong 3 năm đầu, năm cuối sinh viên trở lại Khoa Sư phạm học nghiệp vụ sư phạm và thực tập.

Vì vậy mình có 3 năm đầu được sống trọn vẹn trong môi trường khoa học Toán học, được học tập trong không khí học thuật tại Khoa Toán – Cơ – Tin học. Sau khi tốt nghiệp đại học, trở thành một trong 10 sinh viên khóa đầu tiên đạt bằng tốt nghiệp loại giỏi, mình thuộc diện được giữ lại làm giảng viên tại Khoa Sư phạm. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, mình cũng có một cơ hội khác khi Bộ môn Đại số – Hình học – Tôpô, Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cũng muốn giữ lại làm giảng viên.

Trước đó, mình theo thầy Trần Ngọc Nam làm khóa luận tốt nghiệp về Tôpô đại số và được thầy Chủ nhiệm Bộ môn Nguyễn Hữu Việt Hưng khen ngợi. Tình yêu với Toán học thuần túy, mong muốn trở thành một nhà toán học lý thuyết đã giúp mình lựa chọn con đường đi phù hợp. Những kiến thức học được tại trường, bao gồm những kiến thức cơ sở, nền tảng của Toán học và khoa học tự nhiên, cũng như những kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, lý luận, thuyết trình, đã giúp ích rất nhiều cho mình trong công việc. Những kiến thức đó hiện diện mọi lúc mọi nơi trong công việc hàng ngày, từ giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi khoa học với đồng nghiệp đến giao tiếp với học trò.  

- Xuyên suốt trong quá trình học tập ở Trường ĐH Giáo dục, anh có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy cô, bạn bè hay hoạt động của Trường không?

Kỷ niệm thì nhiều lắm. Bây giờ mình vẫn nhớ đủ gương mặt của tất cả các thầy cô và bạn bè cùng lớp K45A1S Sư phạm Toán ngày ấy. Lớp mình vẫn giữ liên lạc và gặp gỡ nhau hàng năm, cùng hứa những dịp kỷ niệm quan trọng của Khoa Sư phạm, nay là Trường ĐH Giáo dục, là sẽ trở về thăm trường, thăm thầy cô. Mình thích các bài giảng môn Công nghệ và phương tiện dạy học của GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, môn Lý luận giáo dục và Tổ chức quản lý trường lớp của PGS.TS Lê Đức Ngọc. Mình nhớ được TS. Nguyễn Thị Ngọc Bích khen vì những phát biểu rành mạch, ngắn gọn của mình trong môn Lý luận và phương pháp dạy học, mình nhớ bị thầy TS. Trần Anh Tuấn dạy môn Giáo dục học đại cương “chê” vì nói sai chính tả trong khi thay mặt sinh viên của khóa phát biểu trong một ngày kỷ niệm của Khoa Sư phạm tại Ba Vì. Mình nhớ như in tính cách thú vị của từng người: GS.TS. NGND Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Bùi Thị Hường, TS. Tôn Quang Cường, cô Đỗ Dung Hòa …

Hồi đó, Ban Chủ nhiệm Khoa rất hay tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các cán bộ, giảng viên và sinh viên trong Khoa. Trong một cuộc gặp gỡ như vậy, cậu bạn cùng lớp Lê Huy Hoàng dù mới là sinh viên năm thứ nhất đã tranh luận rất hăng với các thầy cô liên quan đến một số vấn đề về giáo dục và lịch sử, làm mình ấn tượng mãi. Nhờ đó mình thấy các thầy cô cũng rất cởi mở và lắng nghe ý kiến của sinh viên.

Mình nhớ nhất là những ngày kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Rất nhiều hoạt động được tổ chức như thi nghiệp vụ sư phạm, thi văn nghệ, cắm trại. Những buổi cắm trại của sinh viên Khoa Sư phạm thì thật tuyệt vời. Bọn mình ai cũng thức thâu đêm giao lưu, nhảy sạp, hoặc có thể quan tâm đến ai đó mà mình thích.

- Là một đàn anh của thế hệ đi trước, Anh có lời nhắn nhủ nào đến các bạn sinh viên không?

Ngày nay, tuy thời thế đã ít nhiều thay đổi so với lúc mình còn là sinh viên, nhưng được làm sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên nói riêng vẫn là điều tuyệt vời nhất. Ở đó, các bạn luôn được học tập dưới sự giảng dạy của các thầy cô giàu nhiệt huyết, tâm lý với sinh viên, giỏi chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp cao.

Sau gần 15 năm ra trường, bọn mình mỗi khi gặp nhau vẫn nói chuyện về các thầy cô, cảm thấy may mắn vì đã được học dưới mái trường này. Trong môi trường lành mạnh như vậy, các bạn còn được tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa, thấy được ý chí vươn lên của họ, giúp bản thân có thêm động lực để phấn đấu. Hành trang về đạo đức và tri thức là hành trang quý giá nhất để bước vào đời. Chúc các bạn sinh viên tận dụng thật tốt từng giây phút tuyệt vời của tuổi trẻ, hãy vui chơi thật hăng nhưng cũng học tập thật nhiệt tình.

Cảm ơn anh đã tham gia cuộc phỏng vấn! Chúc anh càng ngày càng thành công hơn nữa trong cuộc sống, và sớm thực hiện thành công dự định của bản thân.

CTHSSV-UED

01:05 21/05/2019

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ