Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

Trò chuyện cùng Chuyên gia về Sức khỏe Tâm thần

Để hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới – ngày 10/10 , dự án Mental Health Literacy Network phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Tâm lý CRISP và Đoàn trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN tổ chức chương trình Live Chat: Trò chuyện với Chuyên gia về Sức khỏe Tâm thần.

Chương trình sẽ được phát sóng (livestream) trực tiếp trên kênh Facebook của dự án.

Thời gian: 20h-21h ngày 10/10/2018

Khách mời chuyên gia:

  • ThS. Đặng Thị Thanh Tùng, chuyên viên tâm lý tại Bệnh viện Vinmec.
  • PGS. TS. Trần Thành Nam, nhà trị liệu và giảng viên chương trình Tâm lý học Lâm sàng Trẻ em và Vị thành niên trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trên thế giới, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới diễn ra lần đầu tiên vào năm 1992 do sáng kiến của Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới - một tổ chức toàn cầu bao gồm các thành viên từ hơn 150 quốc gia. Mục đích của Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới là giáo dục, nâng cao nhận thức và xóa bỏ những định kiến về sức khỏe tâm thần. Vào ngày này hằng năm, hàng nghìn người đã tham gia tổ chức các sự kiện hưởng ứng ngày lễ này, nhằm thu hút sự quan tâm tới các vấn đề về sức khỏe tâm thần và ảnh hưởng của chúng tới cuộc sống của tất cả mọi người trên toàn thế giới.

Chủ đề của ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới theo đổi theo hằng năm.

Một số chủ đề của ngày Vietnamese Mental Health Literacy Network trong những năm gần đây:

  • 2016:   Sơ cứu Tâm lý (Psychological First Aid).
  • 2017:   Sức khỏe tâm thần nơi công sở (Mental Health in Workplace).
  • 2018:   Những người Trẻ và Sức khỏe tâm thần trong một Thế giới đang Thay đổi (Young People in a Changing World).

Vì sao Sức khỏe tâm thần của người trẻ lại là chủ đề của ngày SKTT năm 2018?

Vị thành niên và những năm đầu đời là thời kì diễn ra nhiều thay đổi, chẳng hạn chuyển trường, rời gia đinh đi học, đi làm. Thêm vào, việc sử dụng công nghệ rộng rãi hiện nay còn đem đến những áp lực mới. Rất nhiều vị thành niên và người trẻ tuổi gặp phải những vấn đề tâm lý. Một nửa số bệnh tâm lý bắt đầu ở tuổi 14, và hầu hết các trường hợp đều không được phát hiện và chữa trị. Trong số các gánh nặng bệnh tật của vị thành niên, trầm cảm xếp thứ 3. Tự tử là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tử vong ở nhóm tuổi 15-29. Sử dụng rượu một cách không lành mạnh và các chất kích thích ở vị thành niên là vấn đề chính ở nhiều nước, và dẫn đến các hành vi nguy cơ như tình dục không an toàn hoặc lái xe nguy hiểm. Rối loạn ăn uống cũng là vấn đề đáng lo ngại.

Điều quan trọng, giới trẻ cần có sự hiểu biết về SKTT, và phát triển khả năng tự phục hồi để giúp trẻ đương đầu với những thách thức của cuộc sống. Các chiến lược phòng ngừa chỉ có thể bắt đầu bằng sự hiểu biết. Gia đình, nhà trường, xã hội, chính phủ cần chung tay đối với việc nâng cao hiểu biết của vị thành niên và giới trẻ về SKTT, cách thức tự chăm sóc bản thân và chăm sóc những người xung quanh, nhận biết các dấu hiệu có vấn đề về SKTT và những cách thức để duy trị sự lành mạnh về tâm lý và cơ thể.

TT CRISP (tổng hợp)

12:10 08/10/2018

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ