Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

KCKHGD: Seminar triển khai chương trình đào tạo ThS Tham vấn học đường

Ngày 24/07, Khoa Các Khoa học Giáo dục (Khoa CKHGD) – Trường ĐHGD đã tổ chức Seminar khoa học - đây là một trong những hoạt động trong lộ trình triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ TVHĐ khóa đầu tiên tại trường ĐHGD.

Tham dự Seminar có PGS.TS Trần Thành Nam, đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ TVHĐ và GS. Michael Hass - Giáo sư thực hành học thuật của chương trình đào tạo Tham vấn và Tâm lý học trường học thuộc Đại học Chapman, Hoa Kỳ - người có hơn 25 năm kinh nghiệm thực hành chuyên nghiệp trong lĩnh vực Tâm lý học học đường và trị liệu.

PGS.TS. Trần Thành Nam trình bày báo cáo tổng quan cấu trúc chương trình ThS Tham vấn học đường và lộ trình triển khai

Phiên buổi sáng được bắt đầu bằng phần giới thiệu tổng quan của PGS.TS. Trần Thành Nam, Trưởng Khoa CKHGD về cấu trúc học phần môn học và kế hoạch triển khai cho các chương trình ThS Tham vấn học đường định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Báo cáo cũng định hướng rõ những thuận lợi, khó khăn khi triển khai chương trình và các cơ hội hợp tác quốc tế để đảm bảo chất lượng cho chương trình này.

Hội nghị sau đó nghe báo cáo viên trình bày đề cương chi tiết và kế hoạch triển khai dạy học chuyên đề Các lý thuyết hiện đại trong tham vấn học đường (Modern theories in school counseling) do TS. Lê Thị Thanh Thuỷ và TS. Hoàng Gia Trang phụ trách và chuyên đề Sự phát triển & tính đa dạng của con người (Human development & diversity) do TS. Trần Anh Tuấn phụ trách.

Rất nhiều ý kiến thảo luận đã được đưa ra góp ý cho các báo cáo viên về cấu trúc, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá trong đó GS. Michael Hass đã chia sẻ thực tế giảng dạy các môn học này tại trường Đại học Chapman và những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.

Trong phiên buổi chiều, hội nghị lắng nghe bài trình bày về Thực hành đạo đức trong tham vấn học đường của GS. Michael Hass. Bài trình bày đã đề ra những nội dung chính yếu về đạo đức hành nghề cần trang bị cho học viên của chương trình, nhấn mạnh đến bối cảnh Việt Nam chưa có các hiệp hội nhà nghề và chưa có các bộ quy điều đạo đức hành nghề thì cần phải dựa trên các văn bản pháp lý khác như Luật trẻ em và các công ước liên quan đến quyền trẻ em. GS.TS. Michael Hass cũng đưa ra mô hình ra quyết định đạo đức gồm 9 bước cần được trang bị cho người học.

Hội nghị cũng thảo luận về mô hình, quy trình và cách thức tổ chức triển khai hoạt động thực tập cho học viên ngành Tham vấn học đường. Theo đó, số thời gian tối thiểu cần thiết để học viên làm việc trực tiếp với học sinh là khoảng 300 giờ, thực hành bán thời gian kéo dài trong một kỳ học. Đánh giá hoàn thành chương trình thực tập dựa trên báo cáo đánh giá tại cơ sở, tự đánh giá và đánh giá qua các sản phẩm hữu hình thu được trong 15 tuần thực tập như báo cáo tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, băng hình ghi các buổi hướng dẫn hoạt động trên lớp, các buổi tư vấn hỗ trợ giáo viên, phụ huynh…

Trước khi kết thúc, PGS.TS Trần Thành Nam thay mặt Khoa CKHGD cảm ơn sự đóng góp của GS.TS Michael Hass trong suốt quá trình từ khi xây dựng đề án đào tạo tới nay và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn của GS. Michael Hass.

PGS.TS. Trần Thành Nam cũng đề xuất mô hình hỗ trợ giảng viên (mentoring program) qua đó các giảng viên của chương trình tại Việt Nam có cơ hội trao đổi chuyên môn trực tuyến với các chuyên gia, nhà thực hành tham vấn học đường tại Mỹ do GS. Michael Hass kết nối để triển khai một cách có chất lượng chương trình đạo tạo ThS Tham vấn học đường tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

04:07 24/07/2018

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ