Phần chương trình tập huấn này đã được các giảng viên Khoa các Khoa học Giáo dục thiết kế lên kế hoạch theo yêu cầu đặt hàng của lãnh đạo Trường THPT Khoa học Giáo dục. Nội dung chính của chương trình tập huấn nhằm trang bị cho giáo viên của Nhà trường các kỹ năng tạo động lực học tập cho học sinh, kỹ năng xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm, kỹ năng nhận diện, đánh giá và quản lý các vấn đề hành vi cảm xúc của học sinh, trang bị cho học sinh kỹ năng sử dụng mạng xã hội tích cực và ứng phó khi bị bắt nạt.
Sau đợt tập huấn, Khoa Các Khoa học Giáo dục đã tiến hành thu thập ý kiến phản hồi của giáo viên. Kết quả thu được cho thấy 95,7% các giảng viên đã tham dự đầy đủ các phần tập huấn được tổ chức. Các ý kiến phản hồi về cơ bản các giáo viên đã nắm được và nắm được tốt các nội dung tập huấn, thậm chí có một tỉ lệ nhỏ nắm được vững những nội dung được truyền tải trong những ngày tập huấn. Số liệu cụ thể trong bảng số liệu dưới đây.
Nội dung |
Chưa nắm được |
Đã nắm được |
Đã nắm được tốt |
Đã nắm được vững |
1. Một số kĩ năng tạo động lực học tập cho học sinh
|
0 |
43,5 |
39,1 |
17,4 |
2, Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm trong trường THPT
|
0 |
56,5 |
39,1 |
4,3 |
3, Một số kĩ năng tư vấn hướng nghiệp
|
0 |
60,9 |
30,4 |
8,7 |
4, Một số kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp
|
4,3 |
56,5 |
30,4 |
8,7 |
5, Nhận diện Đánh giá vấn đề hành vi của học sinh và quản lý hành vi của học sinh,
|
0 |
26,1 |
60,9 |
13,0 |
6, Một số kĩ năng thiết yếu trong thời đại công nghệ số
|
0 |
35,0 |
35,0 |
30,0 |
Cũng theo phản hồi từ phía giáo viên, mức độ tự tin của giáo viên khi phải trình bày lại với đồng nghiệp về từng nội dung liên quan trên thang điểm 10 (với mức 1: hoàn toàn không tự tin và mức 10: hoàn toàn tự tin). Kết quả cho thấy mức độ tự tin của giáo viên với nội dung kỹ năng tạo động lực học tập cho học sinh (6,61), kỹ năng xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học (6,43), kỹ năng tư vấn hướng nghiệp (6,57), kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm (6,82), kỹ năng nhận diện, đánh giá và quản lý các vấn đề hành vi cảm xúc của học sinh (7,72), trang bị cho học sinh kỹ năng sử dụng mạng xã hội tích cực và ứng phó khi bị bắt nạt (7,10). Nói một cách khác, giáo viên có mức độ tự tin trên trung bình nếu phải trình bày lại các nội dung đã được tập huấn cho đồng nghiệp
Bên cạnh đó, phản hồi của giáo viên về công tác chuẩn bị của giảng viên và công tác tổ chức hậu cần hết sức tích cực. Các nội dung về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của giáo viên, được giáo viên tham gia tập huấn đánh giá tốt. Xem số liệu:
Nội dung đánh giá |
Chưa đáp ứng |
Khá |
Tốt |
Xuất sắc |
Tài liệu/ Slide phục vụ tập huấn |
0 |
4,3 |
73,9 |
21,7 |
Phương pháp/Quá trình thực hiện |
0 |
13,0 |
73,9 |
13,0 |
Chất lượng tương tác giữa GV - HV |
0 |
13,0 |
56,5 |
30,4 |
Phương tiện phục vụ cho lớp |
0 |
4,3 |
78,3 |
17,4 |
Công tác tổ chức lớp học của GV |
0 |
8,7 |
69,6 |
21,7 |
Đánh giá chung, nội dung chương trình tập huấn được đánh giá hữu ích (21,7%), Khá hữu ích (47,8%), Rất hữu ích (30,4%). Không có ai phản hồi nội dung khoá tập huấn ít hữu ích hoặc không hữu ích. Tuy nhiên, giáo viên có đề xuất cần kéo dài hơn nội dung tập huấn, dành nhiều thời gian cho việc thực hành, cung cấp thêm các công cụ chuẩn và hướng dẫn giáo viên sử dụng các công cụ chuẩn trong các chuyên đề hướng nghiệp hay đánh giá vấn đề hành vi cảm xúc của học sinh.
PGS.TS. Trần Thành Nam
Trưởng Khoa Các Khoa học Giáo dục, ĐHGD, ĐHQGHN