Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam

Chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng - lợi thế về nghề nghiệp trong xã hội hiện đại

Công việc Tư vấn và trị liệu các khó khăn, khủng hoảng tâm lý cho học sinh, sinh viên trong giới học đường trên thế giới đã phát triển từ lâu, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn là khái niệm mới mẻ với các Trường học và các em học sinh. Vậy làm thế nào để hạn chế được tối đa việc giới trẻ bị khủng hoảng tâm lý? và các Trường ĐH nước ngoài và trong nước đã chú trọng đào tạo những chuyên gia tư vấn và trị liệu tâm lý như thế nào? chuyên ngành nào có thể đào tạo những chuyên gia tư vấn và trị liệu tâm lý?

Cùng trao đổi với Cổng thông tin điện tử ĐHQGHN, PGS.TS Đặng Hoàng Minh - Điều phối viên chương trình Tâm lý học lâm sàng Trẻ em và vị thành niên, trưởng nhóm nghiên cứu Tâm lý học lâm sàng – Nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHNGiám đốc Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Nghiên cứu Ứng dụng tâm lý – trường ĐH Giáo dục để tìm hiểu rõ hơn về Chuyên ngành này.

PV: Thưa PGS.TS Đặng Hoàng Minh, hiện nay với nhu cầu của xã hội liên quan tới tâm lý học lâm sàng, tâm lý trị liệu, đặc biệt là tâm lý trị liệu cho trẻ em và vị thành niên, vậy PGS đánh giá như nào về vấn đề này?

PGS.TS Đặng Hoàng Minh

PGS.TS Đặng Hoàng Minh, các nghiên cứu gần đây về thực trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em và vị thành niên Việt Nam nói chung ở cộng đồng và ở học sinh trong trường học từ tiểu học đến THPT đều cho thấy tỉ lệ trẻ em và vị thành niên(VTN) có vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) là khoảng 13%-20%. Điều này cho thấy cứ trong 5-6 người sẽ có 1 người có vấn đề về SKTT. Tỉ lê này so với thế giới là tương đương, trong khi đó, nguồn lực về chăm sóc SKTT ở Việt Nam lại rất hạn chế so với thế giới: thiếu bác sĩ tâm thần, thiếu điều dưỡng chuyên khoa tâm thần, thiếu chuyên gia tâm lý lâm sàng, v.v. Với những biến đổi xã hội và các sức ép của nền công nghiệp hiện đại, đô thị hóa ở Việt Nam, tỉ lệ này sẽ càng gia tăng. Do vậy, nhu cầu được chăm sóc và tiếp cận các dịch vụ về SKTT sẽ ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu cao về một đội ngũ chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý, chính là những người được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học lâm sàng. Ở nước ngoài, cụ thể là Hoa Kì, Canada, trong cơ cấu những chuyên ngành của tâm lý học thì số lượng người học và làm việc trong chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất.

PV: Mô hình đào tạo ngành Tâm lý học lâm sàng (TLHLS) đã có tại Trường ĐH Giáo dục, xin PGS cho biết thêm về khung chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp đối với ngành này?

Chương trình đào tạo thạc sĩ TLHLS Trẻ em (TE) và vị thành niên gồm 65 tín chỉ, với các học phần chuyên sâu về can thiệp và trị liệu các vấn đề SKTT như tâm bệnh học, định hình trường hợp, điều trị các vấn đề hướng nội, điều trị các vấn đề hướng ngoại, can thiệp sang chấn tâm lý, đánh giá và can thiệp tự kỉ v.v. Người học sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ có thể làm việc tại các bệnh viện đa khoa, các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, các trung tâm, phòng khám hỗ trợ tâm lý ở cộng đồng, các trung tâm công tác xã hội, và phòng tham vấn học đường ở trường học, các tổ chức phi chính phủ liên quan đến hỗ trợ và chăm sóc các nhóm thiệt thòi như trẻ em đường phố, phụ nữ bị buôn bán, v.v.

Chương trình Tiến sĩ TLHLS TE&VTN gồm 95 tín chỉ, trong đó ngoài luận án, NCS cần theo học một số học phần nâng cao về TLH lâm sàng như tâm bệnh học nâng cao, đạo đức nghiên cứu, thống kê nâng cao.

Ở nước ta đã có một số Trường ĐH đã đào tạo ngành này ... Vậy điểm khác biệt của chương trình TLHLS ở trường ĐH Giáo dục là gì?

Chương trình thạc sĩ và tiến sĩ TLHLS TE&VTN ở trường ĐHGD là chương trình đầu tiên đào tạo Tâm lý học chuyên ngành ở Việt Nam. Chương trình thạc sĩ mở từ năm 2009 và tiến sĩ mở năm 2016. 

Chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ được xây dựng dựa vào chuẩn của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì (APA), theo mô hình đào tạo chuyên gia thực hành-nghiên cứu.

Chương trình thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo theo tiếp cận được khuyến nghị trên thế giới: can thiệp các vấn đề SKTT dựa vào bằng chứng khoa học. 

Chương trình hợp tác với ĐH Vanderbilt Hoa Kì (top 100 trường ĐH của Hoa Kì), được tài trợ bởi viện sức khỏe Hoa Kì trong dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng về khoa học tâm lý lâm sàng ở Đông Nam Á"

“Chương trình do giảng viên người nước ngoài (ĐH Vanderbilt, ĐH South Carolina, ĐH Central Queensland) và Việt Nam đồng giảng dạy", PGS có thể chia sẻ rõ hơn về sự hợp tác này và cơ hội học bổng cũng như cơ hội tham gia các dự án nghiên cứu quốc tế? (có rào cản nào trong ngoại ngữ, nếu thí sinh học tiếng anh ở mức trung bình liệu có theo học được hay không? và học phí ra sao?).

Chương trình của trường ĐH Giáo dục được tài trợ bởi viện Sức khỏe Hoa Kì nên luôn có các chuyên gia nước ngoài đồng giảng dạy các học phần và nghiên cứu khoa học.

Có cơ hội học bổng dưới dạng trợ lý nghiên cứu. Năm 2014, , Chương trình đã trao 3 học bổng thạc sĩ cho học viên người Campuchia;năm 2015 trao 4 suất học bổng thạc sĩ cho học viên người Việt Nam,năm 2016, trường đã trao 4 suất học bổng cho NCS người Campuchia và năm 2017 là 3 suất học bổng cho NCS người Việt Nam. 

Học phí theo khung học phí đào tạo sau đại họccủa ĐHQGHN (học phí theo chuẩn Việt Nam, chất lượng quốc tế). Đồng giảng dạy là các Giảng viên Việt Nam sẽ hỗ trợ người học vượt qua rào cản ngôn ngữ với Giảng viên nước ngoài.

Trong quá trình đào tạo, học viên luôn có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu với các chuyên gia quốc tế. Với chương trình Tiến sĩ, chúng tôi chủ trương gắn đào tạo với nghiên cứu, do vậy, các NCS tham gia vào các dự án hoặc đề tài của giảng viên với tư cách trợ lý nghiên cứu được trả lương.

Hướng nghiên cứu chuyên sâu của chương trình là gì thưa PGS?

- Thích ứng các can thiệp vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) phương Tây vào Việt Nam

- Dịch tễ các vấn đề SKTT

- Phát triển và đánh giá chương trình phòng ngừa và chăm sóc SKTT dựa vào trường học

- Nâng cao hiểu biết của cộng đồng về SKTT

- Ứng dụng công nghệ trong cung ứng dịch vụ chăm sóc SKTT.

- Thích ứng các trắc nghiệm tâm lý

Thưa PGS, từ các hướng nghiên cứu đã và đang triển khai đó, hiện nay Trường Đại học Giáo dục đã tổ chức, thực hiện những chương trình, dự án nào nhằm hỗ trợ và phục vụ cộng đồng?

Các chương trình chăm sóc SKTT dựa vào trường học được triển khai ở 2 trường tiểu học ở Hà Nội và 1 trường tiểu học ở Đà Nẵng. Chương trình hiện đã được chuyển giao cho trường phổ thông Liên cấp Olympia. Thích ứng trắc nghiệm WISC-IV, hiện được dùng trong các bệnh viện, trường học, các trung tâm hỗ trợ. Chương trình quản lý hành vi lớp học cho giáo viên hiện được dùng tại trường Olympia. Kết quả nghiên cứu dịch tễ các vấn đề SKTT trẻ em Việt Nam trên 10 tỉnh là cơ sở khoa học cho nhiều chính sách về chăm sóc SKTT.Chương trình hỗ trợ tâm lý xã hội và SKTT trong thảm họa và tình huống khẩn cấp được sử dụng trong nhiều tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh ở miền Trung.

PV: Cảm ơn PGS.TS Đặng Hoàng Minh đã có những chia sẻ hết sức thú vị này, hy vọng với những sự khác biệt về đào tạo tại Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN chắc chắn sẽ đào tạo được nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ giỏi về tâm lý học lâm sàng để giúp ích cho cộng đồng Việt Nam, nhằm hạn chế được tối đa học sinh, sinh viên và cả giáo viên rơi vào khủng hoảng tâm lý do áp lực từ việc học và cuộc sống.

Thùy Dương - VNU Media

03:04 28/04/2018

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: gezfry.com
 
© Nền tảng chơi game casino trực tuyến tại Việt Nam .Quay trở lại website cũ